Phân biệt Bị can và Bị cáo theo quy định của BLTTHS
10:14 25/05/2019
Bị can, Bị cáo là những thuật ngữ được sử dụng phổ biến hiện nay trong hoạt động tố tụng.Tuy nhiên, trên thực tế không phải ai cũng hiểu rõ sự giống nhau
- Phân biệt Bị can và Bị cáo theo quy định của BLTTHS
- Phân biệt Bị can và Bị cáo
- Pháp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Phân biệt Bị can và Bị cáo
Câu hỏi về phân biệt Bị can và Bị cáo
Chào luật sư. Lời đầu tiên cho tôi được chúc luật sư và gia đình, cùng toàn thể cộng sự của luật sư sức khỏe, may mắn, hạnh phúc và thành công.
Xin phép luật sư cho tôi hỏi: phân biệt Bị can và Bị cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
Câu trả lời về phân biệt Bị can và Bị cáo
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về phân biệt Bị can và Bị cáo, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về phân biệt Bị can và Bị cáo như sau:
1. Cơ sở pháp lý về phân biệt Bị can và Bị cáo
2. Nội dung tư vấn về phân biệt Bị can và Bị cáo
Trong câu hỏi của bạn, chúng tôi hiểu rằng: “phân biệt Bị can và Bị cáo ”. Với nội dung câu hỏi nêu trên, căn cứ vào các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và các văn bản pháp luật liên quan, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
-
Những điểm khác nhau của Bị can và Bị cáo:
Tiêu chí | Bị can | Bị cáo |
Căn cứ pháp lý | Được quy định tại điều 60 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 | Được quy định tại điều 61 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 |
Khái niệm | Bị can được hiểu là việc người hoặc pháp nhân thương mại bị khởi tố về hình sự | Bị cáo được hiểu là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử |
Thời điểm xác định tư cách pháp lý | Người hoặc pháp nhân được gọi là Bị can khi người đó bị Cơ quan tiến hành tố tụng có thầm quyền ra quyết định khởi tố Bị can | Người hoặc pháp nhân được gọi là Bị cáo khi bị Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử |
Quyền hạn | Theo quy định của BLTTHS thì Bị can sẽ có những quyền sau: - Được biết lý do mình bị khởi tố; - Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định; - Nhận quyết định khởi tố bị can; quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này; - Đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu; | Theo quy định của BLTTHS thì Bị cáo sẽ có những quyền sau: -Nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này; - Tham gia phiên tòa; - Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định; - Đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên tòa; - Nói lời sau cùng trước khi nghị án; - Xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa; - Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án; - Các quyền khác theo quy định của pháp luật. |
Nghĩa vụ | Theo quy định của BLTTHS thì Bị can sẽ có những nghĩa vụ sau: - Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải, nếu bỏ trốn thì bị truy nã; - Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. | Theo quy định của BLTTHS thì Bị cáo sẽ có những nghĩa vụ sau: - Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã; - Chấp hành quyết định, yêu cầu của Tòa án. |
Tóm lại, Bị can, Bị cáo là những thuật ngữ được sử dụng phổ biến hiện nay trong hoạt động tố tụng.Tuy nhiên, trên thực tế không phải ai cũng hiểu rõ sự giống nhau, khác nhau và phân biệt được hai khái niệm nêu trên. Nhận thức được thực tiễn nêu trên, trong phạm vi bài viết chúng tôi sẽ nêu ra những điểm khác nhau cơ bản giữa Bị can và Bị cáo để quý độc giả tham khảo.
Bạn có thể tham khảo bài viết sau:
- Soạn thảo đơn đề nghị xem xét kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
- Thủ tục tái thẩm trong tố tụng hình sự được quy định như thế nào?
Để được tư vấn chi tiết về phân biệt Bị can và Bị cáo , quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: An Dương