• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Bạn được Quân khu 5 cấp thẻ học nghề sau khi xuất ngũ thì bạn có thể dùng thẻ đó học trường nghề tại Đồng Nai hoặc Quân khu 7, TP. Hồ Chí Minh. Cụ thể,...

  • Phạm vi sử dụng thẻ học nghề của bộ đội theo quy định
  • phạm vi sử dụng thẻ học nghề của bộ đội
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Phạm vi sử dụng thẻ học nghề của bộ đội 

Câu hỏi của bạn về phạm vi sử dụng thẻ học nghề của bộ đội:

     Luật Toàn quốc cho tôi hỏi, tôi hiện tại là bộ đội nhập ngũ năm 2018 ở tỉnh Y và sắp ra quân. Tôi muốn hỏi khi xuất ngũ tôi có thẻ học nghề nhưng tôi muốn học nghề lái xe ở Đồng Nai hoặc TP. Hồ Chí Minh, vậy có học được không và có thì học được ở nơi nào ? Tôi xin cảm ơn .

Câu trả lời của Luật sư về phạm vi sử dụng thẻ học nghề của bộ đội:

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về  phạm vi sử dụng thẻ học nghề của bộ đội ? và đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

1. Căn cứ pháp lý về phạm vi sử dụng thẻ học nghề của bộ đội :

2. Nội dung tư vấn về phạm vi sử dụng thẻ học nghề của bộ đội :

     Theo yêu cầu tư vấn của bạn, bạn cần chúng tôi hỗ trợ về vấn đề phạm vi sử dụng thẻ học nghề của bộ đội ? Cụ thể bạn muốn biết bạn được Quân khu 5 cấp thẻ học nghề sau khi xuất ngũ thì bạn có thể dùng thẻ đó học trường nghề tại Đồng Nai hoặc Quân khu 7 được không? Trong trường hợp của bạn, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn như sau: 

2.1. Quyền lợi của bộ đội sau khi hoàn thành xong nghĩa vụ quân sự và xuất ngũ

     Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của mỗi Công dân Việt Nam, việc thực hiện nghĩa vụ quân sự góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương, bảo đảm nền hòa bình của dân tộc, góp phần củng cố sức mạnh quân sự của đất nước. Đây là nghĩa vụ cao cả của mỗi người dân, vì vậy nhà nước luôn có các chính sách hỗ trợ tối đa cho công dân tham gia nghĩa vụ quân sự. Đặc biệt sau khi xuất ngũ các hạ sĩ quan, binh sĩ được hưởng rất nhiều quyền lợi được quy định tại Khoản 3 Điều 50 Luật Nghĩa vụ Quân sự năm 2015:

  • Được cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường, trợ cấp xuất ngũ;
  • Trước khi nhập ngũ đang học tập hoặc có giấy gọi vào học tập tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thì được bảo lưu kết quả, được tiếp nhận vào học ở các trường đó;
  • Được trợ cấp tạo việc làm;
  • Trước khi nhập ngũ đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội thì khi xuất ngũ cơ quan, tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm thu nhập không thấp hơn trước khi nhập ngũ; trường hợp cơ quan, tổ chức đó đã giải thể thì cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có trách nhiệm bố trí việc làm phù hợp;
  • Trước khi nhập ngũ đang làm việc tại tổ chức kinh tế thi khi xuất ngũ tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm tiền lương, tiền công tương xứng với vị trí việc làm và tiền lương, tiền công trước khi nhập ngũ; trường hợp tổ chức kinh tế đã chấm dứt hoạt động, giải thể hoặc phá sản thì việc giải quyết chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ được thực hiện như đối với người lao động của tổ chức kinh tế đó theo quy định của pháp luật;
  • Được giải quyết quyền lợi về bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội;
  • Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ theo quy định tại khoản 1 Điều 43 và khoản 1 Điều 48 của Luật này, khi về địa phương được chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức ưu tiên sắp xếp việc làm và cộng điểm trong tuyển sinh, tuyển dụng công chức, viên chức; trong thời gian tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo.
[caption id="attachment_171386" align="aligncenter" width="428"] Phạm vi sử dụng thẻ học nghề của bộ đội[/caption]

2.2. Quyền lợi của bộ đội khi có thẻ học nghề

     Một trong những quyền lợi của bộ đội khi xuất ngũ là được trợ cấp tạo việc làm, điều này thể hiện sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước đối với bộ đội hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Quy định này được quy định cụ thể trong Điều 8 Nghị định 27/2016/NĐ-CP. Cụ thể, trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ, khi xuất ngũ nếu có nhu cầu đào tạo nghề và đủ điều kiện được hỗ trợ đào tạo nghề thì được hỗ trợ đào tạo nghề theo quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làvà Quỹ quốc gia về việc làm.

     Theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 61/2015/NĐ-CP, quy định về nội dung và mức hỗ trợ đào tạo nghề:

Điều 16. Nội dung và mức hỗ trợ đào tạo nghề

1. Các đối tượng theo quy định tại Điều 14 Nghị định này tham gia đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng được hỗ trợ:

a) Miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản hướng dẫn;

b) Vay vốn để tham gia đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng theo quy định của chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

2. Các đối tượng theo quy định tại Điều 14 Nghị định này tham gia đào tạo nghề trình độ sơ cấp được cấp thẻ đào tạo nghề có giá trị tối đa bằng 12 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm đào tạo nghề và có giá trị sử dụng trong 01 năm kể từ ngày cấp.

3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối tượng quy định tại Điều 14 Nghị định này.

     Trong trường hợp của bạn, sau hai năm thực hiện nghĩa vụ quân sự và xuất ngũ bạn được cấp thẻ học nghề có giá trị tối đa bằng 12 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm đào tạo nghề và có giá trị sử dụng trong 01 năm kể từ ngày cấp. Khi sử dụng thẻ, bạn sẽ được miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, có thể vay vốn để tham gia đào tạo nghề trình độ trung cấp hoặc cao đẳng.

2.3. Phạm vi sử dụng thẻ học nghề của bộ đội

     Về nguyên tắc thẻ học nghề có giá trị sử dụng trong phạm vi toàn quốc. Cụ thể, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp bạn có thể sử dụng thẻ được quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư 43/2016/TT-BLĐTBXH, bao gồm:

  • Trung tâm giáo dục nghề nghiệp;
  • Trường trung cấp;
  • Trường cao đẳng;
  • Doanh nghiệp và cơ sở giáo dục đại học được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên.

     Như vậy, khi xuất ngũ bạn có thể sử dụng thẻ học nghề để học nghề lái xe ở Đồng Nai hoặc TP. Hồ Chí Minh, Quân khu 7. Bên cạnh đó, trong thời hạn 01 năm kể từ ngày được cấp Thẻ, bạn cần lựa chọn cơ sở giáo dục nghề nghiệp để nộp hồ sơ tuyển sinh kèm theo các giấy tờ sau:

  • Thẻ đào tạo nghề trình độ sơ cấp (bản gốc);
  • Quyết định xuất ngũ (bản sao) đối với thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; giấy chứng nhận tham gia hoạt động tình nguyện (bản sao) đối với thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội;
  • Giấy cam kết chưa được hỗ trợ đào tạo nghề từ chính sách hỗ trợ đào tạo nghề khác có sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội.

Bài viết tham khảo

     Để được tư vấn chi tiết về phạm vi sử dụng thẻ học nghề của bộ đội , quý khách vui lòng liên hệ tới  Tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về  Email:[email protected] . Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc  xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Hải Anh

 
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178