• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Ở lại nước ngoài trái phép có bị tước quốc tịch Việt Nam không? Du học sinh đang hoc tại nước ngoài do không xin được vi da ở lại, mà cố tình ở lại học tập

  • Ở lại nước ngoài trái phép có bị tước quốc tịch Việt Nam không?
  • tước quốc tịch Việt Nam
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

TƯỚC QUỐC TỊCH VIỆT NAM

Câu hỏi của bạn:  

     Du học sinh đang học tại nước ngoài do không xin được visa ở lại, mà cố tình ở lại học tập hoặc đi làm có bị tước quốc tịch Việt Nam không?

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: 

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn về tước quốc tịch Việt Nam

     1. Các trường hợp bị tước quốc tịch Việt Nam

     Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân Việt Nam. Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mỗi cá nhân đều có quyền có quốc tịch. Công dân Việt Nam không bị tước quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại Điều 31 Luật quốc tịch Việt Nam.

     Điều 31 Luật quốc tịch Việt Nam quy định như sau:

     “1. Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

     2. Người đã nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 của Luật này dù cư trú ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.”

     Theo đó, các trường hợp có thể bị tước quốc tịch Việt Nam gồm:

  • Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài khi có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Người đã nhập quốc tịch Việt Nam, cư trú ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam, có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
[caption id="attachment_85473" align="aligncenter" width="350"]tước quốc tịch Việt Nam Tước quốc tịch Việt Nam[/caption]

     2. Ở lại nước ngoài trái phép có bị tước quốc tịch?

     Theo thông tin bạn cung cấp, một người sang nước ngoài sinh sống và làm việc với tư cách là du học sinh; tuy nhiên, khi hết hạn visa mà không xin gia hạn được, muốn tiếp tục ở lại đó. Bạn thắc mắc liệu trong trường hợp này, du học sinh có bị tước quốc tịch Việt Nam không?

     Vì thông tin bạn cung cấp chưa được rõ ràng nên căn cứ vào quy định tại Điều 31 Luật quốc tịch Việt Nam, chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

  • Tước quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật quốc tịch Việt Nam:

     Khi đó, đòi hỏi du học sinh này phải có 2 điều kiện bắt buộc là: công dân Việt Nam và cư trú ở nước ngoài. Công dân Việt Nam được xác định là người có quốc tịch Việt Nam, như Điều 17 Hiến pháp và Điều 5 Luật quốc tịch quy định. Bên cạnh đó, du học sinh cư trú ở nước ngoài nếu có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì đó là căn cứ tước quốc tịch Việt Nam của du học sinh này.

  • Tước quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật quốc tịch Việt Nam:

     Trong trường hợp này, đòi hỏi du học sinh là người đã nhập quốc tịch Việt Nam và có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì có thể bị tước quốc tịch Việt Nam.

     Nhìn chung, việc du học sinh đã hết hạn visa nhưng không chịu quay về nước cần xem xét mục đích cũng như hành vi mà người này thực hiện khi ở nước ngoài. Tùy theo mức độ, thời gian và hành vi sẽ bị xử phạt nặng nhẹ khác nhau. Tuy nhiên, mức xử phạt thông thường trong những trường hợp này là: xử phạt hành chính, buộc xuất cảnh hoặc trục xuất.

     * Mức xử phạt hành chính: đối với những người quá hạn visa với thời gian ít, tính theo ngày.

     * Mức xử phạt buộc xuất cảnh: đối với hành vi vi phạm và cố tình vi phạm với thời gian dài sẽ xử phạt hành chính bằng tiền hoặc buộc xuất cảnh.

     * Mức xử phạt trục xuất: đối với những người cố tình vi phạm nhiều lần, nghiêm trọng về thời gian, thiếu tôn trọng luật pháp; mức xử phạt có thể gồm cả phạt hành chính, giới hạn quyền xuất nhập cảnh Việt Nam và buộc trục xuất.

     Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

     Để được tư vấn chi tiết về tước quốc tịch Việt Nam, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Xin chân thành cảm ơn.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178