• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Nơi nhận bảo hiểm xã hội ở Quận 3. Người lao động có hộ khẩu thường trú hoặc đang tạm trú ở Quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh mà nghỉ việc muốn [...]

  • Nơi nhận bảo hiểm xã hội ở Quận 3 theo quy định
  • Nơi nhận bảo hiểm xã hội ở Quận 3
  • Hỏi đáp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

NƠI NHẬN BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở QUẬN 3

Câu hỏi của bạn:

     Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp như sau: 

     Hiện nay tôi đang sống ở Quận 3 và chuẩn bị nghỉ việc, tôi đã đóng bảo hiểm từ năm 2012 đến nay. Do không có nhu cầu đóng bảo hiểm xã hội nữa nên tôi đang làm hồ sơ để xin hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Thế nhưng tôi không biết phải nộp hồ sơ đến đâu để xin hưởng trợ cấp. Vậy nên tôi muốn hỏi Luật sư về nơi nhận bảo hiểm xã hội ở Quận 3, có cách nào để tôi có thể tự tính mức hưởng của mình hay không. Rất mong nhận được phản hồi từ Luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn. 

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về nơi nhận bảo hiểm xã hội ở Quận 3, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về nơi nhận bảo hiểm xã hội ở Quận 3 như sau:

Căn cứ pháp lý:

1. Bảo hiểm xã hội một lần là gì?

     Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Người lao động muốn hưởng trợ cấp thì phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật.

     Theo đó, trong một số trường hợp người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội nếu không có nhu cầu tiếp tục tham gia và đủ điều kiện để rút bảo hiểm xã hội một lần thì có thể nộp hồ sơ đề nghị rút bảo hiểm xã hội một lần. Việc hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi nghỉ việc chính là người lao động thanh toán toàn bộ quá trình đóng bảo hiểm xã hội của mình.

2. Cách tính tiền bảo hiểm xã hội một lần

    Theo Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần cụ thể như sau:

  • Hệ số 1,5 nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
  • Hệ số 2 nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
  • Trường hợp chưa đóng đủ 1 năm thì mức hưởng bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương.

     Cách tính hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội 1 lần được tính theo số năm tham gia bảo hiểm xã hội.

          Mức hưởng = (1,5 x Mbqtl x thời gian tham gia BHXH trước năm 2014) + (2 x Mbqtl x thời gian tham gia bảo hiểm xã hội từ năm 2014)

          Trong đó: Mbqtl: Mức lương bình quân tháng

Lưu ý:

  • Thời gian tham gia bảo hiểm xã hội lẻ: từ 1-6 tháng tính ½ năm; từ 7-11 tháng tính 1 năm.
  • Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện (Trừ trường hợp bị bệnh hiểm nghèo)

dụ:

          Ông Nguyễn Văn A đóng bảo hiểm xã hội từ T2/2012 đến tháng 5/2015 với mức đóng bảo hiểm xã hội như sau:

  • Tháng 02/2012 đên tháng 12/2012: 11 tháng - mức lương 3.000.000đ
  • Tháng 01/2013 đến tháng 12/2013: 12 tháng - mức lương 4.000.000đ
  • Tháng 01/2014 đến tháng 12/2014: 12 tháng - mức lương 5.000.000đ
  • Tháng 01/2015 đến tháng 05/2015: 5 tháng - mức lương 6.000.000đ
  • Tháng 6/2016 ông A nghỉ việc và đến Tháng 6/2018 ông A làm hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần.

=> Trợ cấp bảo hiểm xã hội 1 lần của ông A được tính như sau:

Thứ nhất, tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội = 11 + 12 + 12+ 5 = 40 tháng 

Mbqtl  = (11 x 3.000.000 x1.19 )+(12 x 4.000.000 x 1.11)+(12 x 5.000.000 x 1.07)+(5 x 6.000.000 x1.06) =4.713.750(đồng/tháng)
40
  • Thời giam tham gia trước ngày 01/01/2014: 1 năm 11 tháng
  • Thời gian tham gia từ ngày 01/01/2014 trở đi: 1 năm 5 tháng
  • Thời gian tham gia lẻ trước 01/01/2014 chuyển sang tính vào thời gian tham gia BHXH từ 01/01/2014

          => Trước 2014 tính 1 năm

     Sau năm 2014 = 1 năm 5 tháng  + 11 tháng lẻ chuyển sang = 2 năm 4 tháng = 2.5 năm

Thứ hai, mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần = Thời gian tham gia bảo hiểm xã hội x Mbqtl = (1 x 4.713.750 x 1.5) + (2.5 x 4.713.750 x 2) = 30.639.375 (đồng)

     Do thông tin mà bạn cung cấp cho chúng tôi hiện nay không đầy đủ nên không thể tư vấn chính xác cho bạn về mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Để được giải đáp rõ ràng hơn bạn hãy liên hệ đến tổng đài tư vấn trực tiếp của chúng tôi, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn câu trả lời chi tiết và chính xác nhất có thể. 

3. Nơi nhận bảo hiểm xã hội ở Quận 3

    Người lao động có hộ khẩu thường trú hoặc đang tạm trú ở Quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh mà nghỉ việc muốn rút tiền bảo hiểm xã hội một lần thì có thể chuẩn bị 01 bộ hồ sơ rút tiền bảo hiểm xã hội một lần đến cơ quan bảo hiểm xã hội Quận 3. Nơi nhận bảo hiểm xã hội ở Quận 3 có địa chỉ tại:

          Địa chỉ: Số 386/79 Lê Văn Sỹ, Phường 14, Quận 3.

          Tổng đài: 38465079

           Ban Giám đốc:

           - Giám đốc:       Ông Phạm Văn Phát - (số nhánh 301)

           - Phó Giám đốc:  Ông Vũ  Thế Đức - (số nhánh 303)

           - Phó Giám đốc:  Bà Huỳnh Văn Thị Thùy Hương

           - Phó Giám đốc:  Bà Nguyễn Thị Bình


HỒ SƠ HƯỞNG LƯƠNG HƯU Ở QUẬN 3

Câu hỏi của bạn:

Thưa Luật sư. Hiện nay tôi có một vấn đề muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp:

Tôi đang sống ở Quận 3, bắt đầu đi làm vào tháng 7 năm 2002 và được công ty đóng bảo hiểm cho, đi làm được 10 năm thì tôi nghỉ việc về tự kinh doanh ở nhà. Từ đó tôi vẫn tiếp tục đóng bảo hiểm tự nguyện và đến nay có tất cả thời gian đóng là 20 năm 3 tháng. Tôi là nam và năm nay đã 60 tuổi. Bây giờ tôi đang có nhu cầu được hưởng lương hưu thì phải nộp hồ sơ về đâu để được xem xét. Tôi mong Luật sư có thể giải đáp giúp tôi. Tôi xin cảm ơn Luật sư. 

Câu trả lời của Luật sư:

    Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về hồ sơ hưởng lương hưu ở Quận 3, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về hồ sơ hưởng lương hưu ở Quận 3 như sau:

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Bảo Hiểm Xã Hội năm 2014;

1. Lương hưu là gì và điều kiện để được hưởng lương hưu

     Chế độ lương hưu là một trong những chế độ quan trọng của bảo hiểm xã hội, là sự sự bảo đảm thay thế một phần thu nhập của người lao động khi họ bị mất thu nhập do hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

     Người lao động phải đáp ứng các điều kiện của pháp luật về số tuổi và thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì sẽ được giải quyết và chi trả lương hưu

Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;

b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;

d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật công an nhân dân, Luật cơ yếu có quy định khác;

b) Nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

c) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

3. Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ 55 tuổi thì được hưởng lương hưu.

4. Chính phủ quy định điều kiện về tuổi hưởng lương hưu đối với một số trường hợp đặc biệt; điều kiện hưởng lương hưu của các đối tượng quy định tại điểm c và điểm d khoản 1, điểm c khoản 2 Điều này.

     Như vậy người lao động sẽ được hưởng lương hưu khi đủ tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, trong đó điều kiện về số tuổi của người lao động sẽ tùy vào từng trường hợp cụ thể theo quy định tại khoản 1, 2 và khoản 3 tại Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội. 

      Trong trường hợp này, theo thông tin mà bạn cung cấp cho chúng tôi, bạn đã 60 tuổi và đã đóng bảo hiểm được 20 năm 3 tháng. Như vậy, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội chúng tôi xác định bạn đủ điều kiện để được hưởng lương hưu.  Nơi nhận bảo hiểm xã hội ở Quận 3

2. Hồ sơ hưởng lương hưu 

     Trước tiên, để được giải quyết quyền lợi về lương hưu trước tiên bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 108 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau: 

Điều 108. Hồ sơ hưởng lương hưu

1. Hồ sơ hưởng lương hưu đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:

a) Sổ bảo hiểm xã hội;

b) Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hưởng chế độ hưu trí;

c) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa đối với người nghỉ hưu theo quy định tại Điều 55 của Luật này hoặc giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp đối với trường hợp người lao động quy định tại Điều 54 của Luật này.

2. Hồ sơ hưởng lương hưu đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội gồm cả người đang chấp hành hình phạt tù bao gồm:

a) Sổ bảo hiểm xã hội;

b) Đơn đề nghị hưởng lương hưu;

c) Giấy ủy quyền làm thủ tục giải quyết chế độ hưu trí và nhận lương hưu đối với người đang chấp hành hình phạt tù;

d) Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc trở về nước định cư hợp pháp đối với trường hợp xuất cảnh trái phép;

đ) Quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với trường hợp người mất tích trở về.

     Như vậy bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Sổ bảo hiểm xã hội;
  • Đơn đề nghị hưởng lương hưu

     Ngoài ra bạn còn phải đem theo các giấy tờ tùy thân khác như Chứng minh thư để đối chiếu thông tin nếu cần.

     Để được hưởng lương hưu thì bạn cần gửi hồ sơ đề nghị hưởng lương hưu mà mình đã chuẩn bị đến cơ quan bảo hiểm xã hội, đối với trường hợp tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì trình tự nộp hồ sơ được quy định tại Điều 110 Luật Bảo hiểm xã hội:

Điều 110. Giải quyết hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần

1. Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động được hưởng lương hưu, người sử dụng lao động nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 108 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

2. Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động được hưởng lương hưu, người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nộp hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 108 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

3. Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động đủ điều kiện và có yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần nộp hồ sơ quy định tại Điều 109 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

4. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người hưởng lương hưu hoặc trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội một lần, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

     Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đủ điều kiện hưởng lương hưu, bạn nộp hồ sơ đề nghị hưởng lương hưu đến cơ quan bảo hiểm xã hội. Nơi nhận bảo hiểm xã hội ở Quận 3 hiện nay là số 386/79 Lê Văn Sỹ, Phường 14, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. 

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về nơi nhận bảo hiểm xã hội ở Quận 3:

Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về những tình huống thực tế về nơi nhận bảo hiểm xã hội ở Quận 3 mà bạn còn chưa rõ liên quan đến thời gian hưởng, mức hưởng, hồ sơ và nơi nhận bảo hiểm xã hội ở Quận 3. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn về nơi nhận bảo hiểm xã hội ở Quận 3 sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email về nơi nhận bảo hiểm xã hội ở Quận 3: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về nơi nhận bảo hiểm xã hội ở Quận 3 về địa chỉ: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Tư vấn trực tiếp về nơi nhận bảo hiểm xã hội ở Quận 3: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn về nơi nhận bảo hiểm xã hội ở Quận 3. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Hải Quỳnh

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178