• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Trong giai đoạn truy tố, xét xử khi phát hiện những điểm không đúng, Luật sư cần đưa ra kiến nghị. Nội dung kiến nghị của Luật sư trong giai đoạn truy tố...

  • Nội dung kiến nghị của Luật sư trong giai đoạn truy tố, xét xử
  • nội dung kiến nghị của Luật sư trong giai đoạn truy tố
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Câu hỏi của bạn:

      Chào Luật sư, tôi có vấn đề mong Luật sư tư vấn giúp tôi ạ. Trong giai đoạn truy tố xét xử khi Luật khi có những kiến nghị thì cần lưu ý những nội dung nào? Cảm ơn Luật sư.

Câu trả lời của Luật sư:

      Các kiện nghị trong giai đoạn truy tố xét xử cần thể hiện các nội dung sau đây:

1. Kiến nghị yêu cầu điều tra bổ sung

      Việc điều tra bổ sung được các cơ quan THTT thực hiện khi vụ án thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 245, khoản 1 Điều 280 BLTTHS 2015 và khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch số 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP ngày 22/12/2017 về việc phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong thực hiện một số quy định của BLTTHS về trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

      Do vậy, Luật sư cần căn cứ vào các quy định nói trên, nghiên cứu kỹ hồ sơ, rà soát, đối chiếu từng chứng cứ để phát hiện ra những tình tiết mâu thuẫn, những vấn đề chưa rõ ràng mà quá trình điều tra chưa làm rõ xem hồ sơ vụ án có thuộc một trong các trường hợp cần phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung hay không.

2. Kiến nghị khắc phục những thiếu sót về mặt tố tụng

     Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng là việc cơ quan, người có thẩm quyền THTT trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định và đã xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng hoặc làm ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan ,toàn diện của vụ án.

      Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng thường được thể hiện ở việc tạm giam không có lệnh hoặc có lệnh nhưng đã quá thời hạn; không chỉ định người bào chữa cho những đối tượng phải có người bào chữa; không tiến hành đổi chất trong trường hợp phải đối chất; lấy lời khai người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần mà không có mặt người đại diện hoặc người giám hộ...

       Những vi phạm về mặt tố tụng thường là những vi phạm dễ nhận thấy, song vấn đề đánh giá vi phạm đó có đến mức nghiêm trọng hay không thì trong nhiều trường hợp vẫn tùy người đại diện hoặc giám hộ v...Những vi phạm về tố tụng thuộc vào nhận thức của những người THTT. Vì vậy khi phát hiện và có căn cứ xác định có hành vi vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Luật sư cần có văn bản nêu rõ những vi phạm và đề nghị cơ quan THTT khắc phục và giải quyết. Trong trường hợp cơ quan THTT không giải quyết, Luật sư có thể khiếu nại theo quy định hoặc kiến nghị với Thẩm phán hoặc với Hội đồng xét xử theo từng giai đoạn tố tụng.

3. Kiến nghị thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn

      Việc thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn do VKS hoặc Tòa án thực hiện ở bất cứ giai đoạn nào, nếu xét thấy không còn cần thiết hoặc có thể thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác. Hiện nay, các kiến nghị của Luật sư về việc thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn hầu như chỉ tiến hành đối với trường hợp bị can đang bị tạm giam mà xét thấy có thể thay thế bằng các biện pháp ngăn chặn khác ít nghiêm khắc hơn như cấm đi khỏi nơi cư trú, cho thân nhân bảo lãnh hoặc đặt tiền để bảo đảm.

      Vì vậy, khi nghiên cứu hồ sơ, Luật sư cần chú ý xem xét, đánh giá về tính chất tội phạm mà người được bào chữa đã thực hiện, các đặc điểm về nhân thân hoặc các tình tiết khác liên quan đến người được bào chữa, đối chiếu với các trường hợp quy định tại Điều 119 BLTTHS để kiến nghị thay thế biện pháp tạm giam bằng các biện pháp ngăn chặn khác ít nghiêm trọng hơn.

     Đối với các biện pháp cưỡng chế khác cũng cần lưu ý xem xét, đánh giá việc áp dụng có phù hợp hay có còn phù hợp nữa nữa không? Ví dụ việc áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản nhằm bảo đảm khả năng khắc phục hậu quả của vụ án hoặc hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra. Do đó, Luật sư cần xem xét, đánh giá việc kê biên phần tài sản có tương ứng với mức có thể bị tịch thu, phạt tiền hoặc bồi thường thiệt hại hay không? 

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về nội dung kiến nghị của Luật sư trong giai đoạn truy tố:

Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về nội dung những kiến nghị trong giai đoạn truy tố xét xử, những lưu ý khi Luật sư nghiên cứu hồ sơ vụ án, thời điểm tham gia bào chữa của Luật sư,… và những vấn đề có liên quan mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về kiến nghị trong giai đoạn truy tố xét xử và các vấn đề có liên quan về địa chỉ: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

 

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Minh Huyền

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178