• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Nơi đăng ký bảo hiểm thất nghiệp quận 7 và bảo hiểm xã hội quận 7. Nơi nộp hồ sơ có phụ thuộc vào hộ khẩu không

  • Nơi đăng ký bảo hiểm thất nghiệp quận 7 và bảo hiểm xã hội quận 7
  • Bảo hiểm thất nghiệp Quận 7
  • Tư vấn luật bảo hiểm
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Nơi đăng ký bảo hiểm thất nghiệp quận 7 và bảo hiểm xã hội quận 7

1. Bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội được hiểu như thế nào?

     Bảo hiểm thất nghiệp là loại bảo hiểm đảm bảo những quyền lợi mà người lao động xứng đáng được hưởng khi thất nghiệp. Quyền lợi bảo hiểm thất nghiệp mà bạn được nhận có thể là được trả tiền mặt khi mất việc. Bên cạnh đó, loại bảo hiểm này còn có thể bao gồm cả bảo hiểm y tế và đào tạo nghề trong quãng thời gian bạn chờ và tìm công việc mới.

     Người tham gia bảo hiểm thất nghiệp có được những quyền lợi quan trọng:

  •   Được hướng dẫn, tư vấn miễn phí về lao động, việc làm cũng như được dạy nghề miễn phí, hướng dẫn các thủ tục để hưởng lợi của bảo hiểm thất nghiệp bởi các trung tâm giới thiệu việc làm;
  •   Người lao động được đăng ký thất nghiệp và nộp hồ sơ để hưởng những trợ cấp thất nghiệp khi mất việc hay khi chấm dứt hợp đồng làm việc;
  •   Sau khi mất việc, dừng hợp đồng lao động sẽ được nhận sổ bảo hiểm xã hội;
  •   Người thất nghiệp được nhận trợ cấp theo quy định, được hưởng trợ cấp 1 lần khi tìm được việc làm, bên cạnh đó còn được thực hiện nghĩa vụ quân sự nếu muốn;
  •   Được dùng thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam cấp mà không phải đóng phí bảo hiểm y tế trong thời gian bạn đang hưởng trợ cấp thất nghiệp;
  •   Người lao động cũng được hỗ trợ dạy nghề sơ cấp miễn phí với thời hạn không quá 06 tháng tại các cơ sở dạy nghề.

     Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Hiện nay nơi đăng ký bảo hiểm thất nghiệp quận 7 và bảo hiểm xã hội quận 7

2. Nơi đăng ký bảo hiểm thất nghiệp quận 7

      Người lao động đến nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, thông báo về việc có việc làm ( hồ sơ chấm dứt hưởng bảo hiểm thất nghiệp). Bạn đến trực tiếp 1 trong các điểm tiếp nhận của Trung tâm để nộp hồ sơ.

  • Phòng Bảo hiểm thất nghiệp: số 106/14 D, đường Điện Biên Phủ, phường 17, quận Bình Thạnh
  • Chi nhánh BHTN Quận 8: Số 296 Đường Lưu Hữu Phước, phường 15, quận 8.
  • Chi nhánh BHTN Quận 4: số 249 Đường Tô Đản, phường 15, quận 4
  • Chi nhánh BHTN Quận 12: số 802 đường Nguyễn Văn Qúa, phường Đông Hưng Thuận, quận 12.
  • Chi nhánh BHTN Quận Tân Bình: Số 456 đường Trường Chinh, phường 13, quận Tân Bình
  • Chi nhánh BHTN Thành phố Thủ Đức: số 1, đường số 9, phường Phước Bình, thành phố Thủ Đức
  • Chi nhánh BHTN huyện Củ Chi: số 108 đường Phạm Thị Lòng, ấp Thạnh An, xã Trung An, huyện Củ Chi.
     Như vậy có thể thấy hiện nay tại quận 7 thành phố Hồ Chí Minh chưa có trung tâm dịch vụ việc làm. Người lao động tại quận 7 có thể đến một trong những chi tránh BHTN gần nhất ở trên để nộp hồ sơ hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp theo quy định pháp luật.

3. Nơi đăng ký bảo hiểm xã hội quận 7

     Bảo hiểm xã hội Quận 7 là trung tâm bảo hiểm xã hội cấp quận trực thuốc thành phố.

    Địa chỉ nơi đăng ký bảo hiểm xã hội Quận 7: 136 Huỳnh Tấn Phát, Tân Thuận Tây, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Nơi đăng ký bảo hiểm thất nghiệp quận 7 và bảo hiểm xã hội quận 7

4. Quyền lợi của người lao động khi tham gia quan hệ lao động

      Khi tham gia quan hệ lao động, người lao động được bảo đảm quyền tham gia và quyền hưởng bảo hiểm xã hội. 

      – Đối với người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội theo quy định và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (Điều 85, Điều 86), Luật Việc làm năm 2013 (Điều 57, Điều 58) để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội cho người lao động hưởng. Đây là trách nhiệm xã hội bắt buộc của người sử dụng lao động, để góp phần vừa đảm bảo đời sống, sức khỏe cho người lao động (bệnh tật, ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mang thai, sinh con… không thể đi làm hoặc bị gián đoạn ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt), giúp họ nhanh chóng quay trở lại làm việc, vừa chia sẻ rủi ro, vừa như là hình thức “bồi thường” cho người lao động. 

     Khi người sử dụng lao động và người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (đóng phí bảo hiểm xã hội), thì tùy từng trường hợp, người lao động được hưởng các chế độ bảo hiểm bắt buộc, gồm 5 chế độ: chế độ ốm đau, chế độ thai sản, chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí và chế độ tử tuất. 

     – Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động không phải đóng phí bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm chi trả kèm thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để người lao động có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo các hình thức khác, hoặc tự tích lũy một khoản tiền để đảm bảo đời sống.

     Người lao động là người làm việc theo hợp đồng lao động mà chưa đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí mà không có ý định tham gia bảo hiểm xã hội nữa hoặc ra nước ngoài để định cư; người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế hoặc bộ đội xuất ngũ mà mong muốn rút tiền bảo hiểm xã hội một lần thì người lao động có thể nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần đến cơ quan bảo hiểm xã hội tại phòng lao động thương binh xã hội thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện quận nơi người lao động có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú.

5. Hỏi đáp về nơi đăng ký bảo hiểm thất nghiệp quận 7 và bảo hiểm xã hội quận 7

Câu hỏi 1: Luật sư cho tôi hỏi: có bắt buộc nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp đến trung tâm dịch vụ việc làm nơi mình đang có hộ khẩu không? Tôi cảm ơn!

     Theo quy định của Luật Việc Làm 2013 không bắt buộc phải nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp đến trung tâm dịch vụ việc làm nơi bạn đang có hộ khẩu. Bạn có thể nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp đến bất cứ trung tâm dịch vụ việc làm nơi gần nhất với bạn là được.

Câu hỏi 2: Luật sư cho tôi hỏi: thời gian giải quyết hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp là bao lâu? Tôi cảm ơn!

     Thời gian giải quyết hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp thông thường là 20-25 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ và đầy đủ.

Câu hỏi 3: Luật sư cho tôi hỏi: thời gian giải quyết hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần là bao lâu? Tôi cảm ơn!

     Thời gian giải quyết hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần là 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội nhận được hồ sơ hợp lệ và đầy đủ.

 Bài viết tham khảo:

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về bảo hiểm thất nghiệp quận 7 và bảo hiểm xã hội quận 7 Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về nơi đăng ký bảo hiểm thất nghiệp quận 7 và bảo hiểm xã hội quận 7 hoặc các vấn đề khác mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn. Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về nơi đăng ký bảo hiểm thất nghiệp quận 7 và bảo hiểm xã hội quận 7 tới địa chỉ: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

 Luật Toàn quốc xin chân thành cảm ơn.

Chuyên viên: Nguyễn Huệ

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178