• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Nơi cư trú của công dân theo Luật cư trú hiện hành. Tại Điều 12 Luật cư trú và Điều 5 Nghị định 31/2014/NĐ-CP có quy định chi tiết về nơi cư trú của công

  • Nơi cư trú của công dân theo Luật cư trú hiện hành
  • nơi cư trú của công dân
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

NƠI CƯ TRÚ CỦA CÔNG DÂN

Kiến thức của bạn:

     Nơi cư trú của công dân theo Luật cư trú hiện hành.

Kiến thức của Luật sư:

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: 

Căn cứ pháp lý:

  • Luật cư trú năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2013)
  • Nghị định 31/2014/NĐ-CP

Nội dung tư vấn về nơi cư trú của công dân

     Điều 9 Luật cư trú quy định như sau:

Điều 9. Quyền của công dân về cư trú

1. Lựa chọn, quyết định nơi thường trú, tạm trú của mình phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Được cấp, cấp lại, đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú.

3. Được cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện quyền cư trú.

4. Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo vệ quyền cư trú của mình.

5. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về cư trú theo quy định của pháp luật.

     Tại Điều 12 Luật cư trú và Điều 5 Nghị định 31/2014/NĐ-CP có quy định chi tiết về nơi cư trú của công dân, theo đó:

  1. Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.

  • Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.
  • Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.

     Mỗi công dân chỉ được đăng ký thường trú tại một chỗ ở hợp pháp và là nơi thường xuyên sinh sống.

     Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng nhằm mục đích để ở và phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu, sử dụng của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. Đối với chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân, tổ chức tại thành phố trực thuộc trung ương phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố. [caption id="attachment_27675" align="aligncenter" width="300"]nơi cư trú của công dân Nơi cư trú của công dân[/caption]

  1. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định trên thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống và có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn.

     Không đăng ký thường trú khi công dân chuyển đến chỗ ở mới, thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn chiếm mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng
  • Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn chiếm trái phép
  • Chỗ ở đã có phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật (trừ trường hợp những người có quan hệ là ông, bà nội, ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con chuyển đến ở với nhau)
  • Chỗ ở bị kê biên, tịch thu để thi hành án, trưng mua theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

     Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

     - Thủ tục đăng ký thường trú theo pháp luật hiện hành

     - Thủ tục đăng ký tạm trú theo pháp luật hiện hành

     Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và  để  yêu cầu  cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.

     Trân trọng ./.

     Liên kết ngoài tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178