• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Các kỹ năng của Luật sư tại phần xét hỏi trong phiên tòa hình sự có vai trò rất lớn trong việc đưa ra phán quyết của Thẩm phán về kết quả vụ án.

  • Những lưu ý về kỹ năng của Luật sư tại phần xét hỏi trong phiên tòa hình sự
  • kỹ năng của Luật sư tại phần xét hỏi trong phiên tòa hình sự
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Câu hỏi của bạn:

     Thưa Luật sư, tôi có một vấn đề muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp như sau: Luật sư cho tôi hỏi kỹ năng của Luật sư tại phần xét hỏi trong phiên tòa hình sự cần có những gì? Rất mong nhận được sự phản hồi của Luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Câu trả lời của Luật sư:

    Để có thể bảo vệ tốt nhất cho thân chủ của mình, một số kỹ năng của Luật sư tại phần xét hỏi trong phiên tòa hình sự mà Luật sư cần nắm vững bao gồm: 

Thứ nhất, trước khi bước vào phần xét hỏi tại phiên Tòa, Luật sư cần nắm được vấn đề sau:

     Tại phần tranh tụng tại phiên tòa cần tập trung vào hai nhiệm vụ là “tham gia xét hỏi” và “tranh luận với kiểm sát viên (KSV)”. Đây cũng là hai trình tự bắt buộc đối với các phiên tòa hình sự; chất lượng và hiệu quả của việc xét hỏi và tranh luận trong phiên tòa có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của Hội đồng xét xử. Bởi vậy không chỉ cần kỹ năng đối đáp, phản ứng linh hoạt, Luật sư còn phải nắm chắc hồ sơ vụ án,chuẩn bị chu đáo các phương án hỏi và tranh luận để bảo vệ có hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của người được bào chữa.

     Theo trình tự xét hỏi thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa sẽ hỏi trước, sau đó đến các thành viên trong Hội đồng xét xử, KSV, Luật sư bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự”. Vì vậy tại phiên tòa, Luật sư cần chú ý lắng nghe các câu hỏi, câu trả lời đã được công bố để điều chỉnh kịp thời kế hoạch thẩm vấn của mình đã chuẩn bị từ trước cho phù hợp, gạch bỏ những câu hỏi đã chuẩn bị những Hội đồng xét xử, KSV đã hỏi và người được hỏi đã trả lời đầy đủ, không cần hỏi thêm; đồng thời chú ý bổ sung những câu hỏi mới đặt ra từ câu trả lời của những người được hỏi.

Thứ hai, khi tham gia xét hỏi, Luật sư cần chú ý những kỹ năng sau:

    - Hỏi lần lượt những người cần hỏi theo trình tự đã chuẩn bị từ trước, hỏi người này xong mới chuyển sang hỏi người khác (trừ trường hợp câu trả lời của người sau mâu thuẫn với câu trả lời của người trước);không hỏi những người không liên quan đến người được bào chữa hay nội dung bào chữa

    - Không đặt những câu hỏi không liên quan đến việc tự việc bào chữa; những câu hỏi mang tính xúc phạm hoặc những câu hỏi đi sâu về đời tư của người được hỏi;

    - Không đưa ra phân tích, đánh giá về các tình tiết của vụ án hay nội dung trả lời của người được hỏi những nội dung này sẽ nêu trong phần tranh luận) mà cần tập trung làm rõ những mâu thuẫn (nếu có) trong lời khai hoặc trong chứng cứ liên quan đến người được hỏi;

    - Việc đặt câu hỏi cần ngắn gọn, rõ ràng, liên quan đến những tình tiết của vụ án mà những tình tiết này lại liên quan trực tiếp đến định hướng bào chữa, không nên hỏi lan man, kiểu vừa trình bày tình tiết, vừa hỏi (ví dụ như hỏi bị cáo: Tối ngày 22/4, anh và anh Nguyễn Văn X đã đeo khẩu trang, dùng súng giả ra đường mòn Hồ Chí Minh, đoạn Km 300+ 40 để cướp xe máy và 720.000 đồng của chị Lò Thị S, sau đó đem bán xe máy cho Ngô Văn K ở Hương Khê rồi vào Đà Nẵng tiêu xài, đánh bạc hết có phải không?...).Cách đặt câu hỏi này không chỉ gây khó khăn cho Hội đồng xét xử trong việc theo dõi câu hỏi, câu trả lời; làm khó cho người được hỏi trong việc theo dõi câu hỏi của Luật sư để trả lời cho đúng mà còn dễ làm cho Hội đồng xét xử, KSV và những người khác đánh giá thấp trình độ, năng lực của Luật sư.

    - Khi tham gia xét hỏi cần tuân theo trình tự xét hỏi cũng như sự điều khiển của Chủ tọa phiên tòa. Trong quá trình theo dõi hỏi, đáp của Hội đồng xét xử, KSV, nếu phát hiện những tình tiết mới, những chứng cứ mới liên quan đến việc bào chữa thì cần ghi tóm tắt nhanh để tránh bị “quên”, khi đến lượt được hỏi sẽ mang ra sử dụng, tuyệt đối không hỏi “chen ngang” ngay khi vừa nảy sinh những tình tiết mới, những chứng cứ mới nhưng chưa đến lượt được hỏi.

    - Đối với tình huống người được hỏi không chịu trả lời câu hỏi của Luật sư, đặc biệt là những câu hỏi mà Luật sư cho rằng có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định trách nhiệm hình sự hoặc việc giảm nhẹ hình phạt cho người được bào chữa, bảo vệ, Luật sư cần khéo léo thuyết phục, vận động họ trả lời; nếu họ vẫn cương quyết không trả lời, có thể đề nghị Hội đồng xét xử “hỗ trợ”, yêu cầu người được hỏi trả lời câu hỏi của Luật sư hoặc đề nghị Hội đồng xét xử trực tiếp hỏi.

    Kỹ năng của Luật sư tại phần xét hỏi trong phiên tòa hình sự có vai trò rất lớn trong việc đưa ra phán quyết của Thẩm phán về kết quả cuối cùng của vụ án. Việc bảo vệ thân chủ tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng của Luật sư tại phần xét hỏi trong phiên tòa hình sự.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về kỹ năng của Luật sư tại phần xét hỏi trong phiên tòa hình sự:

Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về kỹ năng của Luật sư tại phần xét hỏi trong phiên tòa hình sự như cách thức bào chữa, thù lao bào chữa… Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Nguyễn Kiều

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178