• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Kỹ năng tranh luận tại phiên tòa là một trong những điều mà Luật sư bắt buộc phải có, kỹ năng tranh luận tốt sẽ giúp tăng phần thắng trong các vụ việc

  • Những kỹ năng tranh luận tại phiên tòa mà Luật sư cần có là gì?
  • kỹ năng tranh luận tại phiên tòa
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Câu hỏi của bạn:

     Thưa Luật sư, hiện nay tôi có một vấn đề muốn nhờ Luật sư tư vấn như sau:Những kỹ năng tranh luận tại phiên tòa mà Luật sư cần có bao gồm những gì? Rất mong nhận được câu trả lời từ Luật sư. Tôi xin cảm ơn Luật sư.

Câu trả lời của Luật sư:

1. Kỹ năng tranh luận tại phiên tòa được hiểu như thế nào?

      Tranh luận tại phiên tòa là việc bị cáo, Luật sư, người tham gia tố tụng khác “trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận của mình để đối đáp với Kiểm sát viên về những chứng cứ xác định có tội,chứng xác định vô tội; tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; hậu quả do hành vi phạm tội gây ra; nhân thân và vai trò của bị cáo trong vụ án; những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, mức hình phạt; trách nhiệm dân sự,xử lý vật chứng, biện pháp tư pháp; nguyên nhân,điều kiện phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án”. Khi tranh luận, Luật sư có nhiệm vụ làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, để Hội đồng xét xử có cái nhìn toàn diện và khách quan của vụ án cũng như chỉ ra việc buộc tội của KSV là không có căn cứ hoặc chưa đầy đủ, chưa chính xác; chưa vận dụng đầy đủ và đúng đắn những quy định của pháp luật trong việc đánh giá tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi phạm tội mà bị cáo đã thực hiện khi đề nghị mức hình phạt đối với bị cáo. Kỹ năng tranh luận tại phiên tòa

2. Những kỹ năng tranh luận tại phiên tòa mà Luật sư cần có

     - Trình bày bản luận cứ là một phần quan trọng của kỹ năng tranh luận tại phiên tòa nhưng bản luận cứ chỉ được trình bày sau khi KSV công bố bản luận tội; vì vậy Luật sư phải chú ý theo dõi các nội dung KSV trình bày trong bản luận tội để có sự chỉnh sửa, bổ sung bản luận cứ phù hợp;

     - Sau khi trình bày bản luận cứ bào chữa/bảo vệ, KSV sẽ tranh luận lại những nội dung nêu trong luận cứ. Do tính chất đặc thù của việc đối đáp là phải trả lời ngay những vấn đề mà mình không đồng ý trong bối cảnh không có nhiều thời gian suy nghĩ cũng như chuẩn bị trước, nên nếu muốn việc đối đáp được sắc bén, kịp thời và chính xác, Luật sư cần chú ý lắng nghe ý kiến của KSV (kể cả ý kiến của Luật sư đối tụng), ghi nhanh hoặc đánh dấu những nội dung cần đối đáp và suy nghĩ chuẩn bị ngay các lý lẽ để trình bày sau đó. Nếu chưa chuẩn bị xong lý lẽ đối đáp hoặc chưa tra cứu kịp các điều luật, các chứng cứ cần vận dụng để phản bác quan điểm của KSV, có thể chủ động đề nghị Hội đồng xét xử cho những người tham gia tố tụng khác tranh luận trước.

     - Lý lẽ đối đáp là những vấn đề vừa đặt ra tức thì, từ ý kiến của KSV (hoặc những người tham gia tố tụng khác) nên Luật sư không có thời gian sắp xếp câu chữ hoàn chỉnh như trong bản luận cứ mà chỉ nói theo từng ý, từng nội dung cần tranh luận. Vì vậy, khi đưa ra lý lẽ đối đáp, cần trình bày ngắn gọn, trực tiếp vào những nội dung cần tranh luận; tránh lan man, dài dòng gây khó khăn cho việc theo dõi, nắm bắt lý lẽ đối đáp của Hội đồng xét xử và những người tham gia tố tụng khác.

     - Nội dung đối đáp phải căn cứ vào các chứng cứ trong vụ án, các quy định của pháp luật (liên quan đến nội dung đang tranh luận) nhằm phản bác lại quan điểm của KSV hoặc Luật sư đối tụng; chú ý khai thác những nội dung hạn chế hoặc không rõ ràng, không chính xác trong luận tội của KSV hoặc những người tham gia tố tụng khác nhưng có lợi cho người được bào chữa.

     - Trong phần tranh luận chỉ trình bày quan điểm đối với những nội dung KSV hoặc Luật sư đối tụng nêu ra, không đặt câu hỏi trực tiếp để yêu cầu trả lời như trong phần xét hỏi. Trong trường hợp KSV không tranh luận hoặc tranh luận không đầy đủ, không hết những nội dung đã đưa ra, Luật sư cần đề nghị Hội đồng xét xử yêu cầu KSV phải “đối đáp đến cùng từng ý kiến của bị cáo, Luật sư, người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa” mà những ý kiến đó chưa được Kiểm sát viên tranh luận.

     - Khi tranh luận, Luật sư cần bình tĩnh, tôn trọng sự điều khiển của Chủ tọa phiên tòa, tôn trọng KSV và những người tham gia tố tụng khác không dùng những lời lẽ thiếu chuẩn mực hoặc lợi dụng quyền tranh luận để đả kích, xúc phạm cá nhân hoặc “cãi nhau” tay đôi với người đang tranh luận; cố ý kéo dài thời gian tranh luận bằng việc lặp đi lặp lại các nội dung tranh luận.

     - Pháp luật quy định chủ toạ phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh luận, phải tạo điều kiện cho KSV, bị cáo, Luật sư, bị hại, người tham gia tố tụng khác tranh luận, trình bày hết ý kiến nhưng có quyền cắt những ý kiến không liên quan đến vụ án và ý kiến lặp lại. Vì vậy, Luật sư cần chú ý tránh đưa ra những ý kiến không liên quan đến vụ án và ý kiến lặp lại (tức là những ý kiến đã nói rồi lại nói lại lần nữa).

     Việc “đối đáp đến cùng từng ý kiến” hay nói cách khác việc đối đáp, tranh luận đến cùng về một vấn đề, một nội dung không phải là ý kiến lặp lại”. Trong trường hợp đang tranh luận đến cùng về một vấn đề, một nội dung mà bị chủ toạ phiên tòa cắt, không cho tranh luận nữa vì cho rằng đó là “ý kiến lặp lại” thì Luật sư cũng cần phân tích, nói rõ để Hội đồng xét xử biết việc mình đang tranh luận không phải là “ý kiến lặp lại” và đề nghị được tiếp tục tranh luận nhằm làm sáng tỏ vấn đề đang đặt ra. Việc Hội đồng xét xử giới hạn “mỗi vấn đề chỉ đối đáp, tranh luận một lần" là không phù hợp với quy định “đối đáp đến cùng từng ý kiến”; trong trường hợp đó, Luật sư cần đề nghị Hội đồng xét xử tạo điều kiện để thực hiện quyền tranh luận tại phiên tòa.

      - Nếu qua tranh luận mà phát hiện những vấn đề được nêu ra chưa được xét hỏi hoặc cần hỏi thêm để làm rõ thì Luật sư cần chủ động đề nghị Hội đồng xét xử trở lại việc xét hỏi; hoặc đề nghị trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về kỹ năng tranh luận tại phiên tòa:

Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về kỹ năng tranh luận tại phiên tòa. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về kỹ năng tranh luận tại phiên tòa tới địa chỉ: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời về kỹ năng tranh luận tại phiên tòa qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Hải Quỳnh

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178