• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm. Chương IV Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định quản lý nhà nước về...

  • Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm
  • quyền hạn của các cơ quan trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

QUYỀN HẠN CỦA CÁC CƠ QUAN TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐĂNG KÝ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM

Kiến thức của bạn: 

Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm.

Kiến thức của Luật sư:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn về quyền hạn của các cơ quan trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm:

     Chương IV Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm. Theo đó, Điều 66 Nghị định này quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm như sau:

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm.

2. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

  • Trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm;
  • Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm; tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm;
  • Chủ trì phối hợp với các bộ có liên quan tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ tốt nghiệp cho người thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm;
  • Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho người thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm;
  • Quản lý các Trung tâm Đăng ký của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm;
  • Thống kê đăng ký biện pháp bảo đảm; tổng hợp và định kỳ hàng năm báo cáo Chính phủ về công tác đăng ký biện pháp bảo đảm trong phạm vi cả nước;
  • Kiểm tra, thanh tra, theo dõi thi hành pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm xử lý vi phạm và giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm;
  • Hợp tác quốc tế về đăng ký biện pháp bảo đảm.
[caption id="attachment_102521" align="aligncenter" width="468"]quyền hạn của các cơ quan trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm Quyền hạn của các cơ quan trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm[/caption]

3. Bộ Giao thông vận tải trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

  • Chủ trì tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho người thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển; quản lý cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển;
  • Hướng dẫn cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển cập nhật, tích hợp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển vào Hệ thống dữ liệu quốc gia về biện pháp bảo đảm;
  • Tổ chức triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử về tàu bay, tàu biển để tạo cơ sở cho việc thực hiện đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển, hoàn thành trước năm 2020;
  • Báo cáo định kỳ hàng năm cho Bộ Tư pháp về việc đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển;
  • Giải quyết khiếu nại, tố cáo về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển;
  • Phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện các nhiệm vụ nêu tại khoản 2 Điều này.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

  • Thực hiện quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ đăng ký biện pháp bảo đảm đối với Văn phòng đăng ký đất đai;
  • Tổ chức triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử về đất đai để tạo cơ sở cho việc vận hành giao dịch điện tử về đất đai, trong đó có đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, hoàn thành trước năm 2025;
  • Phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện các nhiệm vụ nêu tại khoản 2 Điều này.

5. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại địa phương có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

  • Hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc đăng ký và quản lý đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất theo quy định của Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
  • Xây dựng hệ thống đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại địa phương;
  • Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho người thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
  • Hướng dẫn Văn phòng đăng ký đất đai cập nhật, tích hợp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất vào Hệ thống dữ liệu quốc gia về biện pháp bảo đảm;
  • Báo cáo định kỳ hàng năm cho Bộ Tư pháp về việc đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại địa phương;
  • Giải quyết khiếu nại, tố cáo về đăng ký biện pháp bảo đảm theo thẩm quyền;
  • Phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ nêu tại khoản 2 Điều này.

     Sở Tư pháp chịu trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm tại địa phương.

     Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

     Để được tư vấn chi tiết về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178