• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Trách nhiệm trao đổi thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm. Chương III Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định cung cấp thông tin về biện pháp...

  • Trách nhiệm trao đổi thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm
  • trách nhiệm trao đổi thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm
  • Tư vấn luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

TRÁCH NHIỆM TRAO ĐỔI THÔNG TIN VỀ TÌNH TRẠNG PHÁP LÝ CỦA TÀI SẢN BẢO ĐẢM

Kiến thức của bạn: 

Trách nhiệm trao đổi thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm.

Kiến thức của Luật sư:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn về trách nhiệm trao đổi thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm:

     Chương III Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm. Theo đó, Điều 63 Nghị định này quy định trách nhiệm trao đổi thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm như sau:

1. Cơ quan có trách nhiệm trao đổi thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm

     Các cơ quan sau đây có trách nhiệm trao đổi thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm:

  • Cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm;
  • Cơ quan đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền lưu hành tài sản;
  • Cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng thừa phát lại.

2. Nguyên tắc trao đổi thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm

     Nguyên tắc trao đổi thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm được quy định như sau:

  • Việc trao đổi thông tin phải kịp thời, đầy đủ, chính xác; thông tin trao đổi được sử dụng đúng mục đích, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan;
  • Việc trao đổi, quản lý và sử dụng thông tin được thực hiện đúng thời hạn, thủ tục quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
[caption id="attachment_101089" align="aligncenter" width="396"]trách nhiệm trao đổi thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm Trách nhiệm trao đổi thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm[/caption]
3. Phạm vi tài sản bảo đảm được trao đổi

     Phạm vi tài sản bảo đảm được trao đổi bao gồm các thông tin sau đây:

  • Thông tin do cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm trao đổi bao gồm: bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm; tài sản bảo đảm là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện thủy nội địa, phương tiện giao thông đường sắt, quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tàu bay, tàu biển; thời điểm đăng ký biện pháp bảo đảm;
  • Thông tin do cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng thừa phát lại trao đổi bao gồm: Quyết định kê biên hoặc Quyết định giải tỏa kê biên tài sản thi hành án; người phải thi hành án và chủ sở hữu tài sản; tài sản kê biên.
4. Thực hiện việc trao đổi thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm

     Việc trao đổi thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm được thực hiện như sau:

     Thứ nhất, khi thực hiện việc đăng ký thế chấp, đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký, xóa đăng ký đối với tài sản là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện thủy nội địa, phương tiện giao thông đường sắt, Trung tâm Đăng ký có trách nhiệm gửi văn bản thông báo về việc thế chấp phương tiện giao thông đến cơ quan đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền lưu hành tài sản, nếu người yêu cầu đăng ký có văn bản yêu cầu thông báo về việc thế chấp phương tiện giao thông.

     Ngay trong ngày nhận được thông báo về việc thế chấp phương tiện giao thông do Trung tâm Đăng ký gửi đến, nếu không thuộc một trong các trường hợp từ chối tiếp nhận, cơ quan đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền lưu hành tài sản cập nhật thông tin theo nội dung văn bản thông báo về việc thế chấp phương tiện giao thông vào dữ liệu quản lý tài sản của cơ quan mình và phản hồi kết quả giải quyết để Trung tâm Đăng ký biết, gửi thông báo cho cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình có liên quan;

     Thứ hai, ngay trong ngày ký Quyết định kê biên tài sản hoặc giải tỏa kê biên tài sản thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng thừa phát lại có trách nhiệm gửi văn bản thông báo đến các cơ quan sau đây:

  • Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất, tài sản gắn liền với đất bị kê biên hoặc giải tỏa kê biên;
  • Cục Hàng không Việt Nam trong trường hợp tài sản là tàu bay bị kê biên hoặc giải tỏa kê biên, Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam trong trường hợp tài sản là tàu biển bị kê biên hoặc giải tỏa kê biên;
  • Trung tâm Đăng ký trong trường hợp tài sản bị kê biên hoặc giải tỏa kê biên là tài sản không thuộc thẩm quyền của Văn phòng đăng ký đất đai, Cục Hàng không Việt Nam, Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam.

     Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng thừa phát lại, nếu không thuộc trường hợp từ chối trao đổi thông tin, thì các cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm cập nhật thông tin theo nội dung văn bản thông báo vào dữ liệu quản lý tài sản của cơ quan mình.

     Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

     Để được tư vấn chi tiết về trách nhiệm trao đổi thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178