Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm trong cầm cố thế chấp
14:41 16/07/2017
Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm...Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm trong cầm cố thế chấp..xử lý tài sản bảo đảm khi các bên có thỏa thuận
- Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm trong cầm cố thế chấp
- Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
NGUYÊN TẮC XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TRONG CẦM CỐ THẾ CHẤP
Kiến thức cho bạn:
Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm trong cầm cố thế chấp được quy định cụ thể như thế nào.
Kiến thức của Luật sư:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật dân sự 2015
- Nghị định 163/2006/NĐ- CP quy định về giao dịch bảo đảm
- Nghị định 11/2012/NĐ- CP sửa đổi bổ sung nghị định 163/2006/NĐ- CP
Nội dung tư vấn:
Quy định của pháp luật về nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm trong cầm cố thế chấp.
Một là, tài sản bảo đảm được xử lý nếu như thuộc một trong số các trường hợp được quy định tại điều 299 bộ luật dân sự, điều 58 của nghị định 163/2006/NĐ- CP. Gồm có:
- Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
- Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
- Pháp luật quy định tài sản bảo đảm phải được xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.
- Các trường hợp khác do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định.
Cần lưu ý riêng đối với trường hợp bên bảo đảm bị phá sản thì việc xử lý tài sản bảo đảm được thực hiện như sau:
- Trong trường hợp bên bảo đảm là bên có nghĩa vụ bị phá sản thì tài sản bảo đảm được xử lý theo quy định của pháp luật về phá sản và Nghị định này để thực hiện nghĩa vụ; trường hợp pháp luật về phá sản có quy định khác với Nghị định này về việc xử lý tài sản bảo đảm thì áp dụng các quy định của pháp luật về phá sản.
- Trong trường hợp bên bảo đảm là người thứ ba cầm cố, thế chấp tài sản bị phá sản thì tài sản bảo đảm được xử lý như sau:
- Nếu nghĩa vụ được bảo đảm đã đến hạn thực hiện mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì tài sản bảo đảm được xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này để thực hiện nghĩa vụ;
- Nếu nghĩa vụ được bảo đảm chưa đến hạn thực hiện thì tài sản bảo đảm được xử lý theo thoả thuận của các bên; trong trường hợp không có thoả thuận thì tài sản bảo đảm được xử lý theo quy định của pháp luật về phá sản để thực hiện nghĩa vụ khác của bên bảo đảm.
Hai là, các nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm phải được các bên tham gia tuân thủ theo quy định tại Điều 58 nghị định 163/2006/NĐ- CP và khoản 15, điều 1, nghị định 11/2012/NĐ- CP như sau:
- Trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thoả thuận của các bên; nếu không có thoả thuận thì tài sản được bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
- Trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thoả thuận của bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm; nếu không có thoả thuận hoặc không thoả thuận được thì tài sản được bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
- Việc xử lý tài sản bảo đảm phải được thực hiện một cách khách quan, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch bảo đảm, cá nhân, tổ chức có liên quan và phù hợp với các quy định tại Nghị định 163/2006/NĐ- CP.
- Người xử lý tài sản bảo đảm (sau đây gọi chung là người xử lý tài sản) là bên nhận bảo đảm hoặc người được bên nhận bảo đảm ủy quyền, trừ trường hợp các bên tham gia giao dịch bảo đảm có thỏa thuận khác.
Người xử lý tài sản căn cứ nội dung đã được thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm để tiến hành xử lý tài sản bảo đảm mà không cần phải có văn bản ủy quyền xử lý tài sản của bên bảo đảm
- Việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ không phải là hoạt động kinh doanh tài sản của bên nhận bảo đảm.
- Trong trường hợp tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, nhà ở thì tổ chức, cá nhân mua tài sản bảo đảm hoặc nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm phải thuộc đối tượng được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp tổ chức, cá nhân không thuộc đối tượng được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì chỉ được hưởng giá trị quyền sử dụng đất, giá trị nhà ở.
Một số bài viết cùng chuyên mục tham khảo:
Xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật
Thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm theo Bộ luật dân sự 2015
Trên đây là các quy định của pháp luật về Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm trong cầm cố thế chấp. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.
Trân trọng ./.
Liên kết ngoài tham khảo:
- Tư vấn pháp luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật lao động miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 1900.6178;