• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định trong Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015, với những nguyên tắc cụ thể như ...

  • Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
  • nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

NGUYÊN TẮC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

Kiến thức của bạn:

     Quy định của pháp luật dân sự về nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Kiến thức của Luật sư:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn:

   Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định trong Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015, với những nguyên tắc cụ thể:

nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

      1.Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

     Nguyên tắc của bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là tôn trọng thỏa thuận giữa các bên, tức là sau khi xảy ra thiệt hại các bên thỏa thuận với nhau về mức bồi thường; hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc; phương thức bồi thường là một lần hay nhiều lần và theo đó các bên phải thực hiện theo thỏa thuận. Tuy nhiên có nhiều trường hợp các bên không thỏa thuận được về việc bồi thường, khi đó, việc bồi thường được thực hiện theo nguyên tắc: 

  • Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ, có nghĩa là khi có yêu cầu giải quyết bồi thường thiệt hại do tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm phải căn cứ vào các điều luật tương ứng của Bộ Luật Dân sự quy định trong trường hợp cụ thể đó thiệt hại bao gồm những khoản nào và thiệt hại đã xảy ra là bao nhiêu, mức độ lỗi của các bên để buộc người gây thiệt hại phải bồi thường các khoản thiệt hại tương xứng đó.
  • Tòa án phải giải quyết nhanh chóng yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại trong thời hạn luật định. Trong trường hợp cần thiết có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật tố tụng để giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự.

      2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

   Có thể hiểu nguyên tắc trên gồm 2 điều kiện song song với nhau:

  • Không có lỗi hoặc có lỗi vô ý
  • Thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của người gây thiệt hại

   Người gây thiệt hại chỉ có thể được giảm mức bồi thường nếu đáp ứng đủ cả hai điều kiện trên. Việc chứng minh thiệt hại là quá lớn so với khả năng kinh tế của người gây thiệt hại cần khách quan, trung thực. Ví dụ: Một bác đạp xích lô với thu nhập hàng tháng khoảng 3 triệu đồng làm hư hỏng chiếc nhẫn kim cương trị giá 2,3 tỷ đồng của khách hàng với lỗi vô ý. Trong trường hợp này bác đạp xích lô có thể được giảm mức bồi thường bởi đáp ứng đủ điều kiện nói trên

       3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi mức bồi thường

   Trong nhiều trường hợp do sự thay đổi về tình hình kinh tế, sự biến động về giá cả dẫn đến mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế, bởi vậy nguyên tắc này đáp ứng nhu cầu của xã hội. Ví dụ: Tại thời điểm hai bên thỏa thuận tài sản bồi thường là 2 lượng vàng, nhưng thời điểm hiện tại giá vàng tăng lên cao hơn rất nhiều so với thời điểm thỏa thuận, làm cho người vi phạm khó lòng bồi thường. Như vậy bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi mức bồi thường cho phù hợp. 

       4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra

   Thông thường thiệt hại đến đâu bồi thường đến đó, nhưng trong nhiều trường hợp người bị thiệt hại lại là người có lỗi dẫn đến thiệt hại, như vậy luật quy định người bị thiệt hại sẽ không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình. Có thể xảy ra hai trường hợp, một là thiệt hại hoàn toàn do người bị thiệt hại gây ra, như vậy người bị thiệt hại sẽ không nhận được bồi thường. Hai là thiệt hại một phần do người bị thiệt hại gây ra, còn một phần do lỗi của người gây thiệt hại, như vậy người bị thiệt hại vẫn được bồi thường phần thiệt hại không phải do lỗi của mình.

     5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình

 

Liên hệ Luật sư tư vấn về: Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

  • Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn hiệu quả và nhanh nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết.
  • Tư vấn qua Zalo: Tư vấn về nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng số điện thoại zalo Luật Sư: 0931191033
  • Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi tiền nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tới địa chỉ Email: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

     Bài viết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178