Người chưa thành niên là người như thế nào theo quy định của pháp luật hiện hành?
15:59 15/02/2022
Người chưa thành niên là người như thế nào theo quy định của pháp luật hiện hành?, Như vậy ta thấy pháp luật hiện hành của nước ta chia
- Người chưa thành niên là người như thế nào theo quy định của pháp luật hiện hành?
- Người chưa thành niên
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Người chưa thành niên là người như thế nào theo quy định của pháp luật hiện hành?
Kiến thức của bạn:
Kiến thức của luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư như sau:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn:
1. Người chưa thành niên là gì?
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có một khái niệm rõ ràng về người chưa thành niên là gì, nhưng theo Bộ luật dân sự năm 2015 đã quy định về người chưa thành niên như sau:
Điều 21. Người chưa thành niên
1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Trên cơ sở khoa học thì ở độ tuổi này người chưa thành niên chưa phát triển đầy đủ về mặt thể chất và tinh thần của con người và được cụ thể hoá bằng giới hạn độ tuổi trong các văn bản pháp luật
Như vậy, có thể thấy người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi; chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần; chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý như người đã thành niên.
Còn theo Điều 1 Công ước quốc tế về quyền trẻ em; được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 20/11/1989 có quy định: “Trong phạm vi Công ước này; trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi; trừ trường hợp luật pháp áp dụng đối với trẻ em có quy định tuổi thành niên sớm hơn”.
Như vậy; ta có thể thấy pháp luật Việt Nam hiện tại hoàn toàn phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em qua đó pháp luật nước ta đã phần nào đảm bảo quyền và nghĩa vụ của mình [caption id="attachment_51178" align="aligncenter" width="411"] Người chưa thành niên[/caption]
2. Quyền và nghĩa vụ của người chưa thành niên
Như đã phân tích ở trên, theo quy định tại khoản 2, 3, 4 BLDS 2015 có quy định:
"2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý."
Như vậy ta thấy pháp luật hiện hành của nước ta chia người chưa thành niên thành các trường hợp cụ thể tương đương với đó là các quyền và nghĩa vụ cụ họ. Theo đó:
- Người chưa đủ sáu tuổi: Theo quy định thì mọi giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện
- Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi: Đối với những người này thì khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
- Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi: Với những người này thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý."
3. Con chưa thành niên là bao nhiêu tuổi?
Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật này. Theo đó, con cái và bố mẹ nằm trong mối quan hệ huyết thống (cha con đẻ, cha mẹ đẻ) hoặc quan hệ nuôi dưỡng (nhận nuôi con nuôi theo quy định). Hiện nay cũng chưa có văn bản pháp luật nào định nghĩa cụ thể về con chưa thành niên. Tuy nhiên, các quy vấn đề về nhân thân đều có thể được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự. Như vậy, tương tự như cách hiểu về người chưa thành niên như đã phân tích ở trên, con chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi, chưa thể tự mình xác lập toàn bộ các giao dịch dân sự.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
- Trình tự thủ tục phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự
- Đảm bảo quyền con người qua chế định giám đốc thẩm, tái thẩm
- Tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 1900.6178
- Thủ tục kháng cáo
- Thủ tục kháng nghị
- Thủ tục xét xử sơ thẩm
- Thủ tục xét xử phúc thẩm
- Luật sư bào chữa vụ án hình sự
- Luật sư tư vấn luật hình sự
Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của anh chị để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn. Để sử dụng dịch vụ của luật Toàn Quốc xin vui lòng liên hệ qua thông tin dưới đây.
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về người chưa thành niên
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Văn Chung