• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Người bị hại vắng mặt trong phiên tòa có được không, hoãn phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự, tạm ngừng phiên tòa hình sự, thủ tục tiến hành xét sử sơ thẩm...

  • Người bị hại trong VAHS vắng mặt trong phiên tòa có được không
  • Người bị hại vắng mặt trong phiên tòa có được không
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Người bị hại vắng mặt trong phiên tòa có được không

Câu hỏi của bạn về người bị hại vắng mặt trong phiên tòa có được không:

    Xin hỏi văn phòng luật 1 việc như sau:

   Tháng 7/2017 tôi có bị Lê Văn A làm hợp đồng mua bán giả và làm con dấu giả để lừa đảo chiếm đoạt 11 tỷ đồng. A đã bị cơ quan công an bắt, Viện kiểm sát thành phố X khởi tố với khung hình phạt là 15 năm đến 20 năm tù giam. Ngày 29/11/2018 Tòa Án thành phố X sẽ đưa ra xét xử. Tôi đã nhận được triệu tập của Tòa. Vậy tôi xin hỏi ngày hôm đó tôi có việc đi thăm con ở nước ngoài. Tôi có thể vắng mặt và đề nghị tòa cứ xét xử theo pháp luật được không? 

    Xin cảm ơn .

Câu trả lời của luật sư về người bị hại vắng mặt trong phiên tòa có được không:

    Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về người bị hại vắng mặt trong phiên tòa có được không, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về người bị hại vắng mặt trong phiên tòa có được không như sau:

1. Cơ sở pháp lý về người bị hại vắng mặt trong phiên tòa có được không

2. Nội dung tư vấn về người bị hại vắng mặt trong phiên tòa có được không

     Việc xét xử tại tòa được tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định của Bộ luật tố tụng Hình sự 2015. Sự có mặt của đương sự trong phiên tòa là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp, mọi đương sự đều phải có mặt tại tòa. Điển hình như trong một số tình huống theo luật, bị hại trong VAHS không bắt buộc phải có mặt tại tòa, mà phiên tòa vẫn có thể được giải quyết như bình thường.

2.1. Quy định của pháp luật về sự có mặt của bị hại tại phiên tòa xét xử sơ thẩm

   Trong vụ án hình sự, người bị hại được hiểu là người bị thiệt hại về thể chất hoặc tinh thần do tội phạm gây ra. Thông thường người bị hại phải có mặt tại phiên tòa để có thể tự mình hoặc thông qua người bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp để bảo vệ các quyền và lợi ích của mình.

    Tuy nhiên trong một số trường hợp người bị hại vắng mặt tại phiên tòa. Trong trường hợp này thì tùy từng trường hợp mà HĐXX sẽ quyết định hoãn phiên tòa hay vẫn tiếp tục xét xử như theo quy định tại Điều 292 Bộ luật tố tụng hình sự: 

   

"Điều 292. Sự có mặt của bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ

1. Nếu bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử.

 2. Trường hợp xét thấy sự vắng mặt của bị hại, đương sự chỉ trở ngại cho việc giải quyết bồi thường thiệt hại thì Hội đồng xét xử có thể tách việc bồi thường để xét xử sau theo quy định của pháp luật." 

[caption id="attachment_138915" align="aligncenter" width="432"]Người bị hại vắng mặt trong phiên tòa có được không Người bị hại vắng mặt trong phiên tòa có được không[/caption]

   2.2. Người bị hại vắng mặt trong phiên tòa có được không

      Theo quy định tại Điều 292 đã nêu trên, có thể thấy khi bị hại vắng mặt trong phiên tòa, tùy từng trường hợp mà Tòa án sẽ tiếp tục tiến hành xét xử hoặc hoãn phiên tòa. 

     Thực tiễn xét xử cho thấy người bị hại đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt có lý do chính đáng (do ốm đau, do bị tai nạn hay gặp rủi ro khác mà không thể có mặt tại phiên toà được), Toà án có thể xử vắng mặt người bị hại, nhưng không được ra bản án hoặc quyết định không có lợi cho họ; trong trường hợp Toà án thấy có thể ra bản án, quyết định theo hướng không có lợi cho người bị hại vắng mặt, thì phải hoãn phiên toà. Nếu người bị hại đã được triệu tập hợp lệ, không gặp khó khăn, trở ngại đến mức không thể có mặt theo giấy triệu tập được, mà cố tình vắng mặt, thì Toà án có quyền xét xử vắng mặt người bị hại, kể cả việc ra bản án, quyết định không có lợi cho họ.

      Khi hoãn phiên tòa cần lưu ý các điểm sau:
  • Thẩm quyền quyết định: Việc hoãn phiên tòa do Hội đồng xét xử xem xét quyết định.
  • Hình thức hoãn phiên tòa: Việc hoãn phiên tòa phải được thực hiện thông qua quyết định bằng văn bản. Quyết định hoãn phiên tòa phải được chủ tọa phiên tòa thay mặt HĐXX ký tên và thông báo công khai cho những người tham gia tố tụng biết; đối với người vắng mặt thì Tòa án gửi ngay cho họ quyết định đó, đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp.
  • Thời điểm hoãn phiên tòa: Trong phần thủ tục bắt đầu phiên tòa.
  • Thời hạn hoãn phiên tòa: Trong trường hợp phải hoãn phiên tòa thì thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm không được quá ba mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.
     Như vậy, pháp luật hiện hành không yêu cầu một cách tuyệt đối là bị hại vắng mặt thì phiên tòa được mở hay không mà việc có tiến hành xét xử hay không sẽ phụ thuộc vào ý chí, sự xem xét, cân nhắc của Hội đồng xét xử. Quy định này cho phép bị hại được phép vắng mặt tại Tòa và trường hợp vẫn muốn Tòa án tiến hành xét xử bình thường thì người bị hại phải làm đơn xin vắng mặt kèm theo yêu cầu, nguyện vọng của mình gửi cho Tòa án trước thời điểm mở phiên tòa. Tòa án sẽ hoãn phiên tòa hoặc tiếp tục tiến hành xét xử.       Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau:

     Để được tư vấn chi tiết về người bị hại vắng mặt trong phiên tòa có được không, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. Chuyên viên: Trần Thảo

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178