• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Nghị định 78/2009/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quốc tịch Việt Nam. Nghị định này quy định chi tiết thi hành các...

  • Nghị định 78/2009/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quốc tịch Việt Nam
  • Nghị định 78/2009/NĐ-CP
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết
CHÍNH PHỦ  
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------
Số: 78/2009/NĐ-CP Hà Nội, ngày 22 tháng 09 năm 2009

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT QUỐC TỊCH VIỆT NAM

CHÍNH PHỦ

     Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
     Căn cứ Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 13 tháng 11 năm 2008;
     Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

NGHỊ ĐỊNH:

     Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

     Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

     Nghị định này quy định chi tiết thi hành các Điều 13, 19, 20, 22, 23, 24, 27, 28, 32, 34 và hướng dẫn thi hành một số điều khác của Luật Quốc tịch Việt Nam.

     Điều 2. Hợp pháp hóa lãnh sự, chứng thực và dịch sang tiếng Việt các giấy tờ trong hồ sơ quốc tịch

     1. Giấy tờ có trong hồ sơ xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam và trong việc giải quyết các việc khác về quốc tịch Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

     2. Giấy tờ bằng tiếng nước ngoài có trong các hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này phải được dịch sang tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

     Điều 3. Thông báo kết quả giải quyết các việc về quốc tịch

     Khi thông báo cho người xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 41 Luật Quốc tịch Việt Nam, Bộ Tư pháp có trách nhiệm đồng thời thông báo cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), nếu người xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam nộp hồ sơ ở trong nước.

     Trong trường hợp người xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam nộp hồ sơ tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thì việc thông báo kết quả giải quyết cho người xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam được thực hiện thông qua Bộ Ngoại giao.

     Điều 4. Lệ phí giải quyết các việc về quốc tịch

     1. Người xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam, đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam phải nộp lệ phí trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

     Mức thu và chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng lệ phí do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định.

     2. Những người sau đây được miễn lệ phí xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam:

     a) Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam;

     b) Người thuộc chuẩn nghèo theo quy định của pháp luật.

     c) Người không quốc tịch xin nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 22 Luật Quốc tịch Việt Nam.

     3. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam căn cứ vào quy định của Bộ Tài chính để quyết định việc miễn lệ phí cho từng trường hợp cụ thể.

     Chương 2.

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU VỀ NHẬP, TRỞ LẠI, THÔI VÀ ĐĂNG KÝ GIỮ QUỐC TỊCH VIỆT NAM

     MỤC 1. NHẬP QUỐC TỊCH VIỆT NAM

     Điều 5. Một số điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam

     Các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam được quy định như sau:

     1. Biết tiếng Việt đủ để hòa nhập vào cộng đồng Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam được đánh giá trên cơ sở khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt với công dân Việt Nam trong cuộc sống, phù hợp với môi trường sống và làm việc của người đó.

     2. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam phải là người đang thường trú tại Việt Nam và được cơ quan công an có thẩm quyền của Việt Nam cấp thẻ thường trú.

     Thời gian thường trú tại Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam được tính từ ngày người đó được cấp thẻ thường trú.

     3. Khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam được chứng minh bằng tài sản, nguồn thu nhập hợp pháp của người đó hoặc sự bảo lãnh của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam.

     Điều 6. Những trường hợp được miễn một số điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam

     Các điểm b và c khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam được quy định như sau:

     1. Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam phải là người được tặng thưởng Huân chương, Huy chương, danh hiệu cao quý khác của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam xác nhận về công lao đặc biệt đó.

     2. Người mà việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải là người có tài năng trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật, thể thao, được cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng nhận và cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận việc nhập quốc tịch của họ sẽ đóng góp cho sự phát triển trong các lĩnh vực nói trên của Việt Nam. [caption id="attachment_84048" align="aligncenter" width="402"]Nghị định 78/2009/NĐ-CP Nghị định 78/2009/NĐ-CP[/caption]

     Điều 7. Một số giấy tờ trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam

     1. Các giấy tờ quy định tại điểm b, đ, e và g khoản 1 Điều 20 Luật Quốc tịch Việt Nam được quy định như sau:

     a) Giấy tờ khác có giá trị thay thế Giấy khai sinh, Hộ chiếu của người xin nhập quốc tịch Việt Nam là những giấy tờ có giá trị chứng minh quốc tịch nước ngoài của người đó.

     b) Giấy tờ chứng minh trình độ tiếng Việt của người xin nhập quốc tịch Việt Nam là một trong các giấy tờ sau đây: bản sao bằng tốt nghiệp sau đại học, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông hoặc trung học cơ sở của Việt Nam; bản sao văn bằng hoặc chứng chỉ chứng nhận trình độ tiếng Việt do cơ sở đào tạo tiếng Việt của Việt Nam cấp.

     Trong trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam khai báo biết tiếng Việt đủ để hòa nhập theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định này, nhưng không có một trong các giấy tờ nêu trên, thì Sở Tư pháp tổ chức phỏng vấn trực tiếp để kiểm tra trình độ tiếng Việt của người đó theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp. Kết quả phỏng vấn phải được lập thành văn bản; người trực tiếp phỏng vấn căn cứ vào tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định này để đề xuất ý kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến đề xuất của mình;

     c) Bản sao Giấy khai sinh của người con chưa thành niên cùng nhập quốc tịch Việt Nam theo cha mẹ hoặc giấy tờ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con. Trường hợp chỉ cha hoặc mẹ nhập quốc tịch Việt Nam mà con chưa thành niên sinh sống cùng người đó nhập quốc tịch Việt Nam theo cha hoặc mẹ thì còn phải nộp văn bản thỏa thuận của cha mẹ về việc nhập quốc tịch Việt Nam cho con;

     d) Bản sao Thẻ thường trú;

     đ) Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam gồm một trong các giấy tờ sau: giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản; giấy xác nhận mức lương hoặc thu nhập do cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc cấp; giấy xác nhận của cơ quan thuế về thu nhập chịu thuế; giấy tờ chứng minh được sự bảo lãnh của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam; giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thường trú của người xin nhập quốc tịch Việt Nam về khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam của người đó.

     2. Người được miễn một số điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam thì nộp giấy tờ chứng minh điều kiện được miễn, cụ thể là:

     a) Người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam phải nộp bản sao Giấy chứng nhận kết hôn chứng minh quan hệ hôn nhân;

     b) Người là cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam phải nộp bản sao Giấy khai sinh hoặc giấy tờ hợp lệ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con;

     c) Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam phải nộp bản sao Huân chương, Huy chương, giấy chứng nhận danh hiệu cao quý khác hoặc giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam;

     d) Người mà việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải nộp giấy chứng nhận của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, được cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận về việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ sẽ đóng góp cho sự phát triển của một trong các lĩnh vực nói tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này.

     3. Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam phải lập thành 3 bộ, được lưu trữ tại Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Tư pháp và cơ quan tiếp nhận hồ sơ.

     Điều 8. Giải quyết việc nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định của Điều 22 Luật Quốc tịch Việt Nam

     1. Người không quốc tịch, không có đầy đủ các giấy tờ về nhân thân, đã cư trú ổn định trên lãnh thổ Việt Nam từ ngày 01 tháng 7 năm 1989 trở về trước (sau đây gọi là người không quốc tịch) có nguyện vọng được nhập quốc tịch Việt Nam thì làm hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam gồm Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam và Bản khai lý lịch theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định.

     2. Trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam của người không quốc tịch quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:

     a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tư pháp phối hợp với cơ quan Công an cấp tỉnh, Sở Ngoại vụ (nếu có) và Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện) hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc rà soát, lập danh sách, hỗ trợ làm hồ sơ, xác minh về nhân thân của người xin nhập quốc tịch Việt Nam.

     Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét danh sách và hồ sơ xin nhập quốc tịch và đề nghị Sở Tư pháp giải quyết việc cho nhập quốc tịch Việt Nam.

     Sở Tư pháp phối hợp với cơ quan Công an cấp tỉnh, Sở Ngoại vụ thẩm định, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

     b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, kết luận và đề xuất về việc xin nhập quốc tịch Việt Nam của những người trong danh sách và gửi Bộ Tư pháp;

     c) Căn cứ vào danh sách và hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề xuất, Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ ký tờ trình kèm theo danh sách và hồ sơ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tư pháp trao đổi với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao trước khi trình Chủ tịch nước.

     3. Thời hạn nộp hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều này đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012. Hết thời hạn này, những người nói tại khoản 1 Điều này mà chưa nộp hồ sơ, nếu có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam, thì việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ được giải quyết theo quy định tại các Điều 19, 20 và 21 Luật Quốc tịch Việt Nam.

     4. Bộ Tư pháp có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc xây dựng kế hoạch rà soát, lập danh sách và hỗ trợ việc giải quyết hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam cho những người quy định tại khoản 1 Điều này.

     MỤC 2. TRỞ LẠI QUỐC TỊCH VIỆT NAM

     Điều 9. Một số điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam

     Các điều kiện quy định tại điểm c, d và đ khoản 1 Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam được quy định như sau:

     1. Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam và người mà việc trở lại quốc tịch Việt Nam của họ có lợi cho nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được áp dụng theo quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 6 của Nghị định này.

     2. Người thực hiện đầu tư tại Việt Nam phải có dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy tờ chứng nhận việc đầu tư đó.

     Điều 10. Một số giấy tờ trong hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam

     1. Các giấy tờ quy định tại các điểm đ và e khoản 1 Điều 24 Luật Quốc tịch Việt Nam bao gồm:

     a) Các giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam là một trong các giấy tờ sau đây: bản sao Giấy khai sinh; bản sao Quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam; giấy tờ khác có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc có giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam trước đây của người đó;

     b) Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam là một trong các giấy tờ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 7 của Nghị định này hoặc giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đang làm thủ tục xin hồi hương về Việt Nam hoặc bản sao giấy tờ chứng nhận việc đầu tư tại Việt Nam.

     2. Con chưa thành niên cùng trở lại quốc tịch Việt Nam theo cha mẹ thì phải nộp bản sao Giấy khai sinh của người con hoặc giấy tờ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con. Trường hợp chỉ cha hoặc mẹ trở lại quốc tịch Việt Nam mà con chưa thành niên sống cùng người đó cùng trở lại quốc tịch Việt Nam theo cha hoặc mẹ thì phải nộp văn bản thỏa thuận của cha mẹ về việc trở lại quốc tịch Việt Nam của con.

     3. Hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải lập thành 3 bộ, được lưu trữ tại Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Tư pháp và cơ quan tiếp nhận hồ sơ.

…………………………………………………………………………

     Bạn có thể xem chi tiết Nghị định 78/2009/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quốc tịch Việt Nam tại: 

     >>> Tải Nghị định số 78/2009/NĐ-CP

     Để được tư vấn chi tiết về Nghị định 78/2009/NĐ-CP, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc Xin chân thành cảm ơn./

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178