• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Nghị định số 16/2010/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Nghị định này quy định chi tiết

  • Nghị định số 16/2010/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
  • nghị định số 16/2010/nđ-cp
  • Pháp luật hành chính
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết
CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: 16/2010/NĐ-CP Hà Nội, ngày 03 tháng 03 năm 2010

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC

CHÍNH PHỦ

     Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
     Căn cứ Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ngày 18 tháng 6 năm 2009;
     Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

NGHỊ ĐỊNH:

     Chương 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

     Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

     Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước về giải quyết bồi thường tại cơ quan có trách nhiệm bồi thường và trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án; quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án.

     Điều 2. Xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

     1. Nhà nước chỉ bồi thường đối với các trường hợp thiệt hại được quy định trong phạm vi của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước khi có đủ các căn cứ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 6 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

     2. Nhà nước không bồi thường đối với thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết trong các trường hợp sau đây:

     a) Thiệt hại xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù người thi hành công vụ đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép;

     b) Thiệt hại xảy ra trong điều kiện vì người thi hành công vụ muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây ra một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn;

     c) Thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết khác theo quy định của pháp luật.

     Chương 2. GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG TẠI CƠ QUAN CÓ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG

     Điều 3. Cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính

     Cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được xác định như sau:

     1. Trong trường hợp người thi hành công vụ gây ra thiệt hại là cán bộ, công chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thì cơ quan có trách nhiệm bồi thường là Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

     2. Trong trường hợp người thi hành công vụ gây ra thiệt hại là công chức của Tổng cục, Cục, các đơn vị khác có tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thì các cơ quan này có trách nhiệm bồi thường.

     3. Trong trường hợp người thi hành công vụ gây ra thiệt hại là thành viên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan có trách nhiệm bồi thường, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

     4. Trong trường hợp người thi hành công vụ gây ra thiệt hại do các cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan khác trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp quản lý thì các cơ quan này có trách nhiệm bồi thường.

     5. Trong trường hợp người thi hành công vụ gây ra thiệt hại là thành viên Ủy ban nhân dân cấp huyện và người thi hành công vụ do các cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện trực tiếp quản lý thì cơ quan có trách nhiệm bồi thường là Ủy ban nhân dân cấp huyện.

     6. Trong trường hợp người thi hành công vụ gây ra thiệt hại là thành viên Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc là cán bộ, công chức cấp xã thì Ủy ban nhân dân cấp xã là cơ quan có trách nhiệm bồi thường.

     7. Cơ quan nhà nước khác theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này. [caption id="attachment_52757" align="aligncenter" width="478"]nghị định số 16/2010/nđ-cp Nghị định số 16/2010/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước [/caption]

     Điều 4. Cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự

     Cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được xác định như sau:

     1. Trường hợp người thi hành công vụ gây ra thiệt hại là công chức của Tổng cục Thi hành án dân sự thì cơ quan có trách nhiệm bồi thường là Tổng cục Thi hành án dân sự.

     2. Trường hợp người thi hành công vụ gây ra thiệt hại là công chức của Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh, Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng thì cơ quan có trách nhiệm bồi thường là Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh, Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng.

     3. Trường hợp người thi hành công vụ gây ra thiệt hại là công chức của Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện, Phòng Thi hành án cấp quân khu thì cơ quan có trách nhiệm bồi thường là Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện, Phòng Thi hành án cấp quân khu.

     Điều 5. Xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường

  1. Xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án.

     Việc xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 14 và Điều 40 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và Điều 3, Điều 4 của Nghị định này.

     Trong trường hợp người bị thiệt hại không xác định được cơ quan có trách nhiệm bồi thường hoặc không có sự thống nhất về cơ quan có trách nhiệm bồi thường thì người bị thiệt hại có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về bồi thường có thẩm quyền theo quy định tại Chương IV của Nghị định này xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường theo thủ tục sau đây:

     a) Trường hợp người bị thiệt hại không xác định được cơ quan có trách nhiệm bồi thường thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu bằng văn bản của người bị thiệt hại, cơ quan quản lý nhà nước về bồi thường phải có văn bản xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường;

     b) Trường hợp không có sự thống nhất về cơ quan có trách nhiệm bồi thường thì thời hạn ban hành văn bản xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường có thể được kéo dài nhưng không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu bằng văn bản của người bị thiệt hại. Việc xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp không có sự thống nhất về cơ quan có trách nhiệm bồi thường được tiến hành như sau:

     - Theo yêu cầu của người bị thiệt hại, cơ quan quản lý nhà nước về bồi thường chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc gây ra thiệt hại để xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường;

     - Trong trường hợp không có sự thống nhất về việc xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường thì cơ quan quản lý nhà nước về bồi thường quyết định một cơ quan trong số các cơ quan có liên quan là cơ quan có trách nhiệm bồi thường.

     c) Văn bản xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải được gửi ngay cho người bị thiệt hại và cơ quan có trách nhiệm bồi thường để thực hiện.

     2. Xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động tố tụng

     a) Việc xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động tố tụng được thực hiện theo quy định tại các Điều 29, 30, 31, 32 và 33 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

     b) Trong trường hợp người bị thiệt hại không xác định được cơ quan có trách nhiệm bồi thường hoặc không có sự thống nhất về cơ quan có trách nhiệm bồi thường thì người bị thiệt hại có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Tư pháp.

     Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong quá trình giải quyết bồi thường

     Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm bồi thường chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giải quyết bồi thường và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

     1. Tổ chức việc giải quyết bồi thường theo thủ tục quy định tại Điều 9 của Nghị định này;

     2. Cử người đại diện thực hiện việc giải quyết bồi thường;

     3. Hướng dẫn, chỉ đạo người đại diện thực hiện việc giải quyết bồi thường theo đúng các quy định của pháp luật;

     4. Báo cáo về việc giải quyết bồi thường theo quy định tại Điều 12 của Nghị định này;

     5. Cung cấp các quyết định liên quan đến việc giải quyết bồi thường cho người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại;

     6. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

     Điều 7. Cử người đại diện thực hiện việc giải quyết bồi thường

     1. Ngay sau khi thụ lý đơn yêu cầu bồi thường, Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải ra quyết định cử người đại diện thực hiện việc giải quyết bồi thường (sau đây gọi chung là người đại diện).

     Trường hợp thủ trưởng cơ quan là người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại hoặc là vợ (hoặc chồng), ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi (bên vợ hoặc bên chồng), con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột (bên vợ hoặc bên chồng), cháu nội, cháu ngoại của người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại hoặc của người bị thiệt hại (sau đây gọi chung là người liên quan) thì tập thể lãnh đạo cơ quan cùng thảo luận, thống nhất cử một đại diện lãnh đạo cơ quan chịu trách nhiệm về việc giải quyết bồi thường.

     Trường hợp cơ quan có trách nhiệm bồi thường hoạt động theo chế độ tập thể thì tập thể cơ quan quyết định cử người đại diện.

     2. Người đại diện phải có đủ các điều kiện sau đây:

     a) Là cán bộ lãnh đạo cấp phòng trở lên hoặc tương đương;

     b) Có kinh nghiệm công tác trong ngành, lĩnh vực phát sinh trách nhiệm bồi thường;

     c) Không phải là người liên quan của người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại hoặc của người bị thiệt hại.

 

…………………………………………………………………………

     Bạn có thể xem chi tiết Nghị định số 16/2010/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước tại:

     >>> Tải Nghị định 16/2010/NĐ-CP

     Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết sau:

     Để được tư vấn chi tiết về Nghị định số 16/2010/NĐ-CP quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hành chính 24/7  19006500  để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178