Nghị định 157/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng
16:58 15/05/2019
Nghị định 157/2013 quy định về hành vi vi phạm, hình thức,mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt
- Nghị định 157/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng
- Nghị định 157/2013/NĐ-CP
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Nghị định 157/2013/NĐ-CP
Nghị định 157/2013 quy định về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
CHÍNH PHỦ -------- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 157/2013/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2013 |
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ QUẢN LÝ RỪNG, PHÁT TRIỂN RỪNG, BẢO VỆ RỪNG VÀ QUẢN LÝ LÂM SẢN
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản,
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
Điều 2. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính
Nghị định này áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
Điều 3. Giải thích thuật ngữ
Trong Nghị định này một số thuật ngữ được hiểu như sau: 1.Kiểm lâm viên là công chức thuộc các ngạch kiểm lâm biên chế trong lực lượng kiểm lâm.
2. Lâm sản là sản phẩm khai thác từ thực vật, động vật, vi sinh vật và các bộ phận, dẫn xuất của chúng có nguồn gốc từ rừng (kể cả động vật thủy sinh có nguồn gốc bản địa hoặc không có nguồn gốc bản địa nhưng được cơ quan có thẩm quyền cho phép nuôi, thả tại các ao, hồ, sông, suối trong rừng).
3. Gỗ tròn: Bao gồm gỗ nguyên khai, gỗ đẽo tròn, gỗ lóc lõi có đường kính đầu nhỏ từ 10 cm đến dưới 20 cm, chiều dài từ 1 m trở lên hoặc có đường kính đầu nhỏ từ 20 cm trở lên, chiều dài từ 30 cm trở lên. Riêng đối với gỗ rừng trồng, rừng tràm, rừng đước, rừng ngập mặn có đường kính đầu nhỏ từ 6 cm trở lên, chiều dài từ 1 m trở lên. Đối với gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm không phân biệt kích thước.
.............
Bạn có thể xem chi tiết Nghị định 157/2013/NĐ-CP theo đường link dưới đây:
Tham khảo thêm bài viết:
- Truy cứu trách nhiệm hình sự tội huỷ hoại rừng
- Quyền hạn chủ rừng đối với đất rừng sản xuất năm 2019
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn
Chuyên viên: Thu Huyền