• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo pháp luật hiện hành. Tại Điều 19 BLDS năm 2015 có quy định: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của

  • Năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo pháp luật hiện hành
  • năng lực hành vi dân sự
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ CỦA CÁ NHÂN

Kiến thức của bạn:

     Năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo pháp luật hiện hành.

Kiến thức của Luật sư:

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi  đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: 

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn về năng lực hành vi dân sự của cá nhân

     Tại Điều 19 BLDS năm 2015 có quy định: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự”.

     Về phương diện ngôn ngữ thì “năng lực” là điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện hoạt động nào đó, “hành vi” là là cách cư xử biểu hiện ra ngoài của một người trong một hoàn cảnh cụ thể nhất định. Vì vậy ở phương diện này thì năng lực hành vi là khả năng xử sự và kiểm soát làm chủ các xử sự đó của cá nhân.

     Về phương diện tâm, sinh lí của con người bình thường có 2 yếu tố: lí trí và mong muốn chủ quan. Trong đó, lí trí là khả năng nhận thức sự vật bằng suy luận, biểu hiện mức độ, khả năng làm chủ cách xử sự của mình. Mong muốn chủ quan là sự theo đuổi một mục đích nhất định nhưng thiên về cảm giác, tình cảm chủ quan của bản thân. Vì vậy về phương diện này thì năng lực hành vi dân sự của cá nhân là sự phù hợp giữa lí trí với mong muốn chủ quan của cá nhân đó. Năng lực hành vi dân sự cá nhân được xem xét ở phương diện này là cơ sở lí luận chung cũng như khoa học để xác minh mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân.

     Theo quy định tại các Điều 20, 21, 22, 23 của BLDS chúng ta thấy rằng pháp luật đã thừa nhận năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo các mức độ khác nhau. Trong mỗi mức độ đó, các cá nhân có quyền tham gia giao dịch dân sự trong một phạm vi tương ứng. Cụ thể pháp luật hiện hành quy định các mức độ như sau:

  1. Năng lực hành vi dân sự đầy đủ

     Về mức độ này Điều 20 BLDS quy định: “Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại Điều 22, 23 và Điều 24 của Bộ luật này”. Người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên, pháp luật chỉ quy định độ tuổi tối thiểu mà không quy định độ tuổi tối đa của những người có năng lực pháp luật đầy đủ. Những người này có đầy đủ tư cách là chủ thể độc lập và tự chịu trách nhiệm về những hành vi do họ thực hiện. Những người từ đủ 18 tuổi trở lên được suy đoán là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Họ chỉ bị mất năng lực hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi khi có quyết định của tòa án về việc hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự. [caption id="attachment_45286" align="aligncenter" width="358"]năng lực hành vi dân sự Năng lực hành vi dân sự của cá nhân[/caption]

  1. Năng lực hành vi dân sự một phần

     Người có năng lực hành vi một phần (không đầy đủ) là những người chỉ có thể xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm trong một giới hạn nhất định do pháp luật dân sự quy định. Theo Điều 21 BLDS quy định thì:

  • Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. Tuy pháp luật không quy định những giao dịch nào là “giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày” và “phù hợp với lứa tuổi” nhưng có thể hiểu đó là những giao dịch có giá trị nhỏ, phục vụ những nhu cầu như học tập, vui chơi trong cuộc sống được người đại diện của họ cho phép thực hiện mà không cần sự đồng ý trực tiếp của người đại diện (mua dụng cụ học tập, ăn quà, vui chơi, giải trí…).
  • Những người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch trong phạm vi tài sản riêng mà họ có và không cần sự đồng ý của người đại diện. Trong trường hợp pháp luật có quy định về sự đồng ý của người đại diện thì áp dụng tương tự như trường hợp vị thành niên nói chung (như di chúc của người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, việc định đoạt tài sản là nhà ở và đất đai…).
  1. Không có năng lực hành vi dân sự

     Người chưa đủ 6 tuổi không có năng lực hành vi dân sự, mọi giao dịch của những người này đều do người đại diện xác lập và thực hiện. Họ chưa bao giờ có năng lực hành vi bởi chưa đủ ý chí cũng như lí trí để hiểu được hành vi và hậu quả của những hành vi đó.

  1. Mất năng lực hành vi dân sự

     Người thành niên có thể bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự khi có những điều kiện, với những trình tự, thủ tục nhất định. Nếu cá nhân bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được các hành vi của mình thì bị coi là mất năng lực hành vi dân sự (Điều 22 BLDS). Trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định có thẩm quyền, tòa án có thể tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan. Mọi giao dịch dân sự của những người này do người đại diện theo pháp luật của họ xác lập, thực hiện.

     Trong trường hợp này vì những nguyên nhân mà họ bị tuyên bố là mất năng lực hành vi nhưng nay không còn tồn tại những nguyên nhân đó nữa thì họ hoặc những người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi.

  1. Hạn chế năng lực hành vi dân sự

     Năng lực hành vi của người đã thành niên có thể bị hạn chế trên cơ sở những điều kiện và thủ tục được quy định tại Điều 23 BLDS.

     Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Theo đó, việc xác lập và thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người này phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc có quy định khác của pháp luật.

     Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, toà án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.

     Năng lực hành vi của người đã thành niên bị hạn chế khác với năng lực hành vi một phần của người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi mặc dù về hình thức có vẻ giống nhau. Năng lực hành vi của người từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi mặc nhiên được công nhận là năng lực hành vi đầy đủ khi đạt độ tuổi nhất định còn việc hạn chế năng lực hành vi phải thông qua tòa án theo trình tự tố tụng dân sự và được áp dụng với những người nghiện ma túy và các chất kích thích dẫn đến hậu quả phá tán tài sản của gia đình.

     Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

     Giao dịch dân sự vô hiệu do người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi xấc lập

     - Thời hiệu khởi kiện theo quy định Bộ luật dân sự 2015

     Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7 : 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và  để  yêu cầu  cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn.Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.

     Trân trọng ./.

     Liên kết ngoài tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178