Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
11:01 23/11/2023
Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Cho em hỏi về năng lực trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định trong Bộ
- Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
- năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
NĂNG LỰC CHỊU TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
Năng lực trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015 có thay đổi gì so với Bộ luật dân sự năm 2005 không? Nếu có thì những thay đổi đó là tích cực hay tiêu cực? Hãy cùng Luật Toàn Quốc tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý: Bộ luật dân sự năm 2015
1. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo BLDS 2005
Điều 586 BLDS 2015 quy định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân như sau:
“1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường. 2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình. 3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.” [caption id="attachment_37603" align="aligncenter" width="437"] Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng[/caption]
2. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo BLDS 2005
Điều 606 BLDS 2005 quy định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân
“1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường. 2. Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 của Bộ luật này.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình. 3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.”
3. Sự thay đổi về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng quy định tại BLDS 2015 so với BLDS 2005
Nhìn chung qua 2 thời kỳ năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không có sự thay đổi lớn, độ tuổi để cá nhân phải tự bồi thường vẫn là từ đủ 18 tuổi trở lên.
Tuy nhiên, trường hợp bồi thường thiệt hại do người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra được thay đổi một chút về chủ thể chịu trách nhiệm khi BLDS 2005 quy định ngoài trường học, bệnh viện thì có các tổ chức khác; còn ở BLDS 2015 có trường học, bệnh viện và tổ chức khác thì được thay thế bằng pháp nhân khác. BLDS 2015 đã quy định phạm vi của chủ thể chịu trách nhiệm trong trường hợp này hẹp hơn, pháp nhân là một chủ thể cụ thể, được thành lập hợp pháp và có đủ điều kiện quy định tại Điều 74 Bộ luật này. Trong khi đó, tổ chức khác có thể là bất cứ một tổ chức đông người, có cùng mục đích, hoạt động cùng nhau và có thể không có sự ràng buộc giữa cá nhân với tổ chức. Quy định này có thể được coi là một thay đổi tích cực vì với những tổ chức không có quy mô, cơ cấu rõ ràng thì tài sản của tổ chức có thể không cố định, không đảm bảo được việc chịu trách nhiệm bồi thường khi có thiệt hại xảy ra, gây có khó khăn khi phải chịu trách nhiệm và có thể thiệt thòi cho những người bị thiệt hại.
Ngoài ra, khoản 3 Điều 586 BLDS 2015 quy định thêm đối tượng là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường. Đây cũng được coi là sự thay đổi tích cực khi quy định thêm đối tượng chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Những người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi mặc dù là một trong những chủ thể bị hạn chế thực hiện các giao dịch dân sự nhưng cũng không thể loại bỏ trách nhiệm khi người này gây ra thiệt hại và phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
- Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
- Bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định
- Dịch vụ soạn đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm
Liên hệ Luật sư tư vấn về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
- Tư vấn qua Tổng đài Gọi 19006500. Đây là hình thức tư vấn hiệu quả và nhanh nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết.
- Tư vấn qua Zalo: Tư vấn về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng qua số điện thoại Zalo Luật Sư: 0931191033
- Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tới địa chỉ Email: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.
Trân trọng ./.