• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Mục đích đóng kinh phí công đoàn để làm gì: Hàng tháng công ty tôi phải đóng 2% kinh phí công đoàn. Vậy cho tôi hỏi mục đích đóng kinh phí....

  • Mục đích đóng kinh phí công đoàn để làm gì
  • mục đích đóng kinh phí công đoàn
  • Hỏi đáp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

MỤC ĐÍCH ĐÓNG KINH PHÍ CÔNG ĐOÀN ĐỂ LÀM GÌ?

Câu hỏi của bạn:

    Hàng tháng công ty tôi phải đóng 2% kinh phí công đoàn. Vậy cho tôi hỏi mục đích đóng kinh phí công đoàn đó để làm gì trong khi công ty tôi cũng không có thành lập cơ sở công đoàn?

Câu trả lời của luật sư:

Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi lý về mục đích đóng kinh phí công đoàn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về mục đích đóng kinh phí công đoàn như sau:

Căn cứ pháp lý:

1. Kinh phí công đoàn là gì?

     Kinh phí công đoàn là phần kinh phí được tài trợ cho hoạt động công đoàn ở các cấp, theo quy định của pháp luật hiện nay thì chi phí công đoàn hiện nay được trích từ tiền lương của cá nhân, đơn vị sử dụng lao động với tỷ lệ là 2% trên tổng tiền lương mà đơn vị sử dụng lao động phải trả cho người lao động.

2. Đối tượng đóng kinh phí công đoàn

     Đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm:

  • Cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn), đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
  • Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp.
  • Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.
  • Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.
  • Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.
  • Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.
  • Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

     Như vậy: Dù doanh nghiệp bạn có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở thì vẫn phải đóng kinh phí công đoàn.

     Chú ý: Khi doanh nghiệp bạn tham gia bảo hiểm xã hội cho nhân viên thì phải lên Liên đoàn lao động quận, huyện để đóng kinh phí công đoàn. (Đây là bắt buộc, không nộp sẽ bị truy thu và phạt).

mục đích đóng kinh phí công đoàn

3. Mức đóng kinh phí công đoàn

    - Mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

    Cụ thể: 

  • Nếu nhân viên tham gia tổ chức công đoàn cơ sở (Công đoàn cơ sở có thể được thành lập tại doanh nghiệp) thì nhân viên phải đóng thêm Đoàn phí công đoàn là: 1% mức tiền lương tham gia bảo hiểm xã hội.
  • Doanh nghiệp có thể được lấy lại 65% số tiền kinh phí công đoàn đã đóng, nếu có đầy đủ chứng từ thanh toán tiền cho người lao động

     Vậy công ty bạn dù không có thành lập cơ sở công đoàn thì vẫn phải đóng 2% kinh phí lao động, mục đích đóng kinh phí công đoàn là để duy trì tổ chức liên đoàn. Và nhiệm vụ chính của công đoàn căn cứ theo khoản 2 điều 27 luật công đoàn 2012 quy định: 

2. Tài chính công đoàn được sử dụng cho hoạt động thực hiện quyền, trách nhiệm của Công đoàn và duy trì hoạt động của hệ thống công đoàn, bao gồm các nhiệm vụ sau đây:

a) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động;

b) Tổ chức hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động;

c) Phát triển đoàn viên công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở, xây dựng công đoàn vững mạnh;

d) Tổ chức phong trào thi đua do Công đoàn phát động;

đ) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn; đào tạo, bồi dưỡng người lao động ưu tú tạo nguồn cán bộ cho Đảng, Nhà nước và tổ chức công đoàn;

e) Tổ chức hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch cho người lao động;

g) Tổ chức hoạt động về giới và bình đẳng giới;

h) Thăm hỏi, trợ cấp cho đoàn viên công đoàn và người lao động khi ốm đau, thai sản, hoạn nạn, khó khăn; tổ chức hoạt động chăm lo khác cho người lao động;

i) Động viên, khen thưởng người lao động, con của người lao động có thành tích trong học tập, công tác;

k) Trả lương cho cán bộ công đoàn chuyên trách, phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ công đoàn không chuyên trách;

l) Chi cho hoạt động của bộ máy công đoàn các cấp;

m) Các nhiệm vụ chi khác.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về mục đích đóng kinh phí công đoàn:

Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về mục đích đóng kinh phí công đoàn và những vấn đề có liên quan mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về lý lịch tư pháp là gì và các vấn đề có liên quan về địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178