Một số lưu ý khi soạn hợp đồng cho vay tiền 2020
09:11 13/12/2019
Khi soạn thảo hợp đồng cho vay tiền, cần lưu ý nêu rõ ràng về quyền, nghĩa vụ các bên trong hợp đồng; các điều khoản về giải quyết tranh chấp nếu xảy ra;...
- Một số lưu ý khi soạn hợp đồng cho vay tiền 2020
- Lưu ý khi soạn hợp đồng cho vay tiền 2020
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
LƯU Ý KHI SOẠN HỢP ĐỒNG CHO VAY TIỀN 2020
Câu hỏi của bạn về lưu ý khi soạn hợp đồng cho vay tiền 2020:
Xin Luật sư tư vấn giúp tôi có những lưu ý gì khi soạn thảo hợp đồng cho vay tiền dân sự 2020.
Tôi chân thành cảm ơn !
Câu trả lời của Luật sư về lưu ý khi soạn hợp đồng cho vay tiền 2020
Chào bạn, luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về lưu ý khi soạn hợp đồng cho vay tiền 2020, chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn về lưu ý khi soạn hợp đồng cho vay tiền 2020 như sau:
1. Căn cứ pháp lý về lưu ý khi soạn hợp đồng cho vay tiền 2020
2. Nội dung tư vấn về lưu ý khi soạn hợp đồng cho vay tiền 2020
Hợp đồng cho vay tiền là văn bản quan trọng xác định quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan trong giao dịch dân sự này. Do đó, việc soạn một hợp đồng như thế nào để bảo đảm được quyền lợi của mình là điều vô cùng quan trọng.
2.1. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng
Khi các bên giao kết với nhau bằng hợp đồng vay tài sản, thì nghĩa vụ của các bên như sau:
Thứ nhất, nghĩa vụ của bên cho vay
- Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thỏa thuận.
- Bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó.
- Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều 470 của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan quy định khác.
Thứ hai, nghĩa vụ trả nợ của bên vay
- Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
- Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
- Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
- Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định pháp luật.
- Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Ngoài ra, nếu các bên có thể thỏa thuận về mục đích vay tiền. Khi đó, bên cho vay có quyền kiểm tra việc sử dụng tài sản và có quyền đòi lại tài sản vay trước thời hạn nếu đã nhắc nhở mà bên vay vẫn sử dụng tài sản trái mục đích.
Như vậy, hợp đồng cho vay tiền cần xác định rõ quyền, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng cho vay tiền. Các bên có thể thỏa thuận rõ ràng hơn các quyền, nghĩa vụ khác hay cách thức giải quyết tranh chấp nếu có. [caption id="attachment_185742" align="aligncenter" width="450"] Lưu ý khi soạn hợp đồng cho vay tiền 2020[/caption]
2.2. Quy định về lãi suất
Theo điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất như sau:
"Điều 468. Lãi suất
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ."
Như vậy, mặc dù lãi suất do hai bên thỏa thuận nhưng khi cho người khác vay tiền, người cho vay cần chú ý, lãi suất không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay.
Kết luận: Khi soạn thảo hợp đồng cho vay tiền, cần lưu ý nêu rõ ràng về quyền, nghĩa vụ các bên trong hợp đồng; các điều khoản về giải quyết tranh chấp nếu xảy ra; điều khoản về lãi suất.
Bài viết tham khảo: