Miễn chấp hành hình phạt được áp dụng khi nào theo quy định
17:27 03/06/2020
Miễn chấp hành hình phạt được áp dụng khi nào? miễn chấp hành hình phạt, miễn chấp hành hình phạt được áp dụng khi nào?, miễn chấp hành hình phạt
- Miễn chấp hành hình phạt được áp dụng khi nào theo quy định
- Miễn chấp hành hình phạt được áp dụng khi nào
- Pháp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Miễn chấp hành hình phạt được áp dụng khi nào
Câu hỏi của bạn về miễn chấp hành hình phạt được áp dụng khi nào:
Chào luật sư, xin hỏi luật sư khi nào thì được áp dụng miễn chấp hành hình phạt khi vi phạm pháp luật hình sự?
Cảm ơn luật sư!
Câu trả lời của luật sư về miễn chấp hành hình phạt được áp dụng khi nào:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về miễn chấp hành hình phạt được áp dụng khi nào, Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về miễn chấp hành hình phạt được áp dụng khi nào như sau:
1. Căn cứ pháp lý về miễn chấp hành hình phạt:
2. Nội dung tư vấn về miễn chấp hành hình phạt:
Căn cứ theo quy định của luật pháp hiện hành thì hình phạt được hiểu là:
=> Như vậy, hình phạt được áp dụng cho người phạm tội và pháp nhân thương mại, không chỉ trừng trị mà còn giáo dục, hướng tội phạm tới các quy tắc của cuộc sống, ý thức tuân thủ pháp luật. Tuy nhiên, với sự nhân đạo của luật pháp thì cũng có những trường hợp được miễn chấp hành hình phạt; đây cũng có thể được coi là một trong số các chính sách khoan hồng của pháp luật. [caption id="attachment_196528" align="aligncenter" width="371"] Miễn chấp hành hình phạt được áp dụng khi nào[/caption]
2.1. Miễn chấp hành hình phạt là gì? Miễn chấp hành hình phạt trong trường hợp nào
Miễn chấp hành hình phạt được hiểu là việc hủy bỏ toàn bộ hoặc phần còn lại của hình phạt đã được Tòa án tuyên có hiệu lực đối với người bị kết án.
Chỉ trong một số trường hợp nhất định thỏa mãn các điều kiện luật định thì mới có thể được miễn chấp hành hình phạt; theo Điều 62, BLHS năm 2015 các trường hợp được miễn miễn chấp hành hình phạt cụ thể như sau:
Điều 62. Miễn chấp hành hình phạt
1. Người bị kết án được miễn chấp hành hình phạt khi được đặc xá hoặc đại xá.
2. Người bị kết án cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn đến 03 năm chưa chấp hành hình phạt thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành hình phạt, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sau khi bị kết án đã lập công;
b) Mắc bệnh hiểm nghèo;
c) Chấp hành tốt pháp luật, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.
3. Người bị kết án phạt tù có thời hạn trên 03 năm, chưa chấp hành hình phạt nếu đã lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành toàn bộ hình phạt.
4. Người bị kết án phạt tù đến 03 năm, đã được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt, nếu trong thời gian được tạm đình chỉ mà đã lập công hoặc chấp hành tốt pháp luật, hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.
5. Người bị kết án phạt tiền đã tích cực chấp hành được một phần hình phạt nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà không thể tiếp tục chấp hành được phần hình phạt còn lại hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần tiền phạt còn lại.
6. Người bị phạt cấm cư trú hoặc quản chế, nếu đã chấp hành được một phần hai thời hạn hình phạt và cải tạo tốt, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện nơi người đó chấp hành hình phạt, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.
7. Người được miễn chấp hành hình phạt theo quy định tại Điều này vẫn phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ dân sự do Tòa án tuyên trong bản án.
2.2. Thẩm quyền và trình tự thủ tục miễn chấp hành án phạt tù
Luật thi hành án hình sự 2019 đang có hiệu lực thi hành quy định về việc miễn chấp hành án phạt tù được thực hiện theo thủ tục sau đây:
Điều 39. Thủ tục miễn chấp hành án phạt tù
1. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu nơi người chấp hành án phạt tù đang cư trú hoặc làm việc lập hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu xét miễn chấp hành án phạt tù. Hồ sơ bao gồm:
a) Bản sao bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;
b) Văn bản đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền;
c) Đơn xin miễn chấp hành án phạt tù của người bị kết án;
d) Đối với người bị kết án đã lập công hoặc lập công lớn thì phải có bản tường trình có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền; đối với người bị kết án bị bệnh hiểm nghèo thì phải có kết luận của bệnh viện, hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh, cấp quân khu trở lên; đối với người bị kết án chấp hành tốt pháp luật, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị miễn chấp hành án phạt tù, Chánh án Tòa án có thẩm quyền thành lập Hội đồng và tổ chức phiên họp để xét, quyết định miễn chấp hành án phạt tù. Thành phần Hội đồng gồm 03 Thẩm phán; phiên họp có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp. Trường hợp hồ sơ phải bổ sung theo yêu cầu của Tòa án thì thời hạn mở phiên họp được tính từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định về việc miễn chấp hành án phạt tù, Tòa án phải gửi quyết định đó cho người chấp hành án, Viện kiểm sát đề nghị, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được miễn chấp hành án cư trú, đơn vị quân đội được giao quản lý người đó, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định có trụ sở, Bộ Ngoại giao trong trường hợp người được miễn chấp hành án là người nước ngoài.
4. Ngay sau khi nhận được quyết định miễn chấp hành án phạt tù, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải làm thủ tục trả tự do cho người được miễn chấp hành án và báo cáo kết quả cho cơ quan quản lý thi hành án hình sự hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp trên.
Tòa án có thẩm quyền quyết định miễn chấp hành hình phạt tù là Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu nơi người bị kết án cư trú hoặc làm việc. Việc miễn chấp hành hình phạt khác thuộc thẩm quyền quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực nơi người bị kết án chấp hành hình phạt hoặc chịu thử thách. Đối với trường hợp thi hành án cải tạo không giam giữ, người thi hành án chỉ được miễn chấp hành hình phạt khi và chỉ khi có quyết định của tòa án nhân dân có thẩm quyền. [caption id="attachment_196531" align="aligncenter" width="431"] Miễn chấp hành hình phạt được áp dụng khi nào[/caption]
2.3. Miễn chấp hành hình phạt có phải là miễn trách nhiệm hình sự không?
Miễn trách nhiệm hình sự không phải là miễn chấp hành hình phạt. Bởi lẽ về bản chất, miễn chấp hành hình phạt là cá nhân, pháp nhân đó đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự, miễn chấp hành hình phạt là biện pháp khoan hồng của pháp luật; miễn trách nhiệm hình sự, một cách dễ hiểu thì nó chính là không bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thuộc một trong số các trường hợp đặc biệt. Cụ thể, các căn cứ để quyết định miễn trách nhiệm hình sự bao gồm:Điều 29. Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự
1. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:
a) Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
b) Khi có quyết định đại xá.
2. Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
b) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa;
c) Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, Người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.
3. Người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
Bài viết tham khảo:
- Miễn chấp hành hình phạt theo quy định của bộ luật hình sự
- Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt và giảm hình phạt
- Trường hợp miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đưa hối lộ
Để được tư vấn chi tiết về Miễn chấp hành hình phạt được áp dụng khi nào, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.