• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Chế độ báo cáo đến Sở công thương đối với các trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền được thực hiện bằng mẫu báo cáo nhượng quyền thương mại...

  • Mẫu báo cáo nhượng quyền thương mại của thương nhân nhượng quyền
  • mẫu báo cáo nhượng quyền thương mại
  • Luật thương mại
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

MẪU BÁO CÁO NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

       Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện theo quy định của pháp luật. Theo đó, để thực hiện hoạt động nhượng quyền, thương nhân nhượng quyền phải thực hiện đăng ký hoặc thực hiện chế độ báo cáo tới cơ quan có thẩm quyền. Đối với các trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền phải thực hiện chế độ báo cáo Sở Công Thương. 

       Theo quy định, có hai trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền gồm nhượng quyền trong nước và nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài. Vậy, việc thực hiện chế độ báo cáo tới Sở Công thương sẽ được thực hiện như thế nào? Dưới đây, Luật Toàn Quốc xin cung cấp mẫu báo cáo nhượng quyền thương mại như sau:

BÁO CÁO
Hoạt động nhượng quyền thương mại năm …

I. THÔNG TIN VỀ BÊN NHƯỢNG QUYỀN

1. Sơ đồ tổ chức bộ máy.

2. Tên, nhiệm vụ và kinh nghiệm công tác của các thành viên ban giám đốc của bên nhượng quyền.

3. Thông tin về bộ phận phụ trách lĩnh vực nhượng quyền thương mại của bên nhượng quyền.

4. Kinh nghiệm của bên nhượng quyền trong lĩnh vực kinh doanh nhượng quyền

5. Thông tin về việc kiện tụng liên quan tới hoạt động nhượng quyền thương mại của bên nhượng quyền trong vòng một (01) năm gần đây.

II. CHI PHÍ BAN ĐẦU MÀ BÊN NHẬN QUYỀN PHẢI TRẢ

1.  Loại và mức phí ban đầu mà bên nhận quyền phải trả.

2. Thời điểm trả phí.

3. Trường hợp nào phí được hoàn trả.

III. CÁC NGHĨA VỤ TÀI CHÍNH KHÁC CỦA BÊN NHẬN QUYỀN

Đối với mỗi một loại phí dưới đây, nói rõ mức phí được ấn định, thời điểm trả phí và trường hợp nào phí được hoàn trả:

1. Phí thu định kỳ.

2. Phí quảng cáo.

3. Phí đào tạo.

4. Phí dịch vụ.

5. Thanh toán tiền thuê.

6. Các loại phí khác.

IV. ĐẦU TƯ BAN ĐẦU CỦA BÊN NHẬN QUYỀN

Đầu tư ban đầu bao gồm các thông tin chính sau đây:

1. Địa điểm kinh doanh.

2. Trang thiết bị.

3. Chi phí trang trí.

4. Hàng hoá ban đầu phải mua.

5. Chi phí an ninh.

6. Những chi phí trả trước khác.

V. NGHĨA VỤ CỦA BÊN NHẬN QUYỀN PHẢI MUA HOẶC THUÊ NHỮNG THIẾT BỊ ĐỂ PHÙ HỢP VỚI HỆ THỐNG KINH DOANH DO BÊN NHƯỢNG QUYỀN QUY ĐỊNH

1. Bên nhận quyền có phải mua những vật dụng hay mua, thuê những thiết bị, sử dụng những dịch vụ nhất định nào để phù hợp với hệ thống kinh doanh do bên nhượng quyền quy định hay không.

2. Liệu có thể chỉnh sửa những quy định của hệ thống kinh doanh nhượng quyền thương mại không.

3. Nếu được phép chỉnh sửa hệ thống kinh doanh nhượng quyền thương mại, nói rõ cần những thủ tục gì.

VI. NGHĨA VỤ CỦA BÊN NHƯỢNG QUYỀN

1. Nghĩa vụ của bên nhượng quyền trước khi ký kết hợp đồng.

2. Nghĩa vụ của bên nhượng quyền trong suốt quá trình hoạt động.

3. Nghĩa vụ của bên nhượng quyền trong việc quyết định lựa chọn mặt bằng kinh doanh.

4. Đào tạo:

a. Đào tạo ban đầu.

b. Những khoá đào tạo bổ sung khác.

VII. MÔ TẢ THỊ TRƯỜNG CỦA HÀNG HÓA/DỊCH VỤ ĐƯỢC KINH DOANH THEO PHƯƠNG THỨC NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

1. Bản mô tả về thị trường chung của hàng hóa/dịch vụ là đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại.

2. Bản mô tả về thị trường của hàng hóa/dịch vụ là đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại thuộc lãnh thổ được phép hoạt động của bên nhận quyền.

3. Triển vọng cho sự phát triển của thị trường nêu trên.

VIII. HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI MẪU

1. Tên các điều khoản của hợp đồng.

2. Thời hạn của hợp đồng.

3. Điều kiện gia hạn hợp đồng.

4. Điều kiện để bên nhận quyền huỷ bỏ hợp đồng.

5. Điều kiện để bên nhượng quyền huỷ bỏ hợp đồng.

6. Nghĩa vụ của bên nhượng quyền/bên nhận quyền phát sinh từ việc huỷ bỏ hợp đồng.

7. Sửa đổi hợp đồng theo yêu cầu của bên nhượng quyền/bên nhận quyền.

8. Quy định về điều kiện chuyển giao hợp đồng nhượng quyền thương mại của bên nhận quyền cho thương nhân khác.

9. Trong trường hợp tử vong, tuyên bố không đủ điều kiện về bên nhượng quyền/bên nhận quyền.

IX. THÔNG TIN VỀ HỆ THỐNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

1. Số lượng cơ sở kinh doanh của bên nhượng quyền đang hoạt động.

2. Số lượng cơ sở kinh doanh của bên nhượng quyền đã ngừng kinh doanh.

3. Số lượng các hợp đồng nhượng quyền đã ký với các bên nhận quyền.

4. Số lượng các hợp đồng nhượng quyền đã được bên nhận quyền chuyển giao cho bên thứ ba.

5. Số lượng các cơ sở kinh doanh của bên nhận quyền được chuyển giao cho bên nhượng quyền.

6. Số lượng các hợp đồng nhượng quyền bị chấm dứt bởi bên nhượng quyền.

7. Số lượng các hợp đồng nhượng quyền bị chấm dứt bởi bên nhận quyền.

8. Số lượng các hợp đồng nhượng quyền không được gia hạn/được gia hạn.

X. BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA BÊN NHƯỢNG QUYỀN

Báo cáo tài chính đã được kiểm toán trong 01 năm gần nhất.

XI.  PHẦN THƯỞNG, SỰ CÔNG NHẬN SẼ NHẬN ĐƯỢC HOẶC TỔ CHỨC CẦN PHẢI THAM GIA

Chúng tôi cam kết rằng hệ thống kinh doanh dự kiến để nhượng quyền đã hoạt động được ít nhất một (01) năm; mọi thông tin trong tài liệu này và bất cứ thông tin bổ sung nào và các phụ lục đính kèm đều chính xác và đúng sự thật. Chúng tôi hiểu rằng việc đưa ra bất cứ thông tin gian dối nào trong tài liệu này là sự vi phạm pháp luật.

Đại diện Bên nhượng quyền
(Ký tên và đóng dấu)    

 ==>> Tải mẫu báo cáo nhượng quyền:  Tại đây

    Kết luận: Theo quy định của pháp luật thương mại thì việc thực hiện chế độ báo cáo đến Sở Công thương đối với các trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền còn chưa thực sự cụ thể và rõ ràng. Dựa trên Thông tư 09/2006/TT-BTM hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại thì mẫu báo cáo sẽ là phần B phụ lục III, bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại. Theo đó, Thương nhân định kỳ thông báo những nội dung trong Phần này cho cơ quan đăng ký có thẩm quyền chậm nhất là vào ngày 15/01 hàng năm. Như vậy, có thể hiểu là các trường hợp thực hiện chế độ báo cáo thì sẽ phải nộp mẫu báo cáo gồm các thông tin theo như nội dung quy định ở trên. Việc thực hiện chế độ báo cáo mang tính chất cung cấp thông tin cơ quan nhà nước có thẩm quyền cập nhật và nắm bắt thông tin đối với hoạt động nhượng quyền của thương nhân. Để biết thêm các thông tin chi tiết khác về mẫu báo cáo nhượng quyền thương mại, quý vị có thể tham khảo thêm các dịch vụ mà chúng tôi cung cấp dưới đây:

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về Mẫu báo cáo nhượng quyền thương mại:

Tư vấn qua Tổng đài 1900 6500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về hồ sơ, trình tự, thủ tục và chi phí soạn thảo mẫu báo cáo nhượng quyền thương mại. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email:Bạn có thể gửi Email câu hỏi về mẫu báo cáo nhượng quyền thương mại về địa chỉ: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Tư vấn trực tiếp: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.

Dịch vụ thực tế: Luật Toàn Quốc cung cấp dịch vụ pháp lý về Mẫu báo cáo nhượng quyền thương mại như: Soạn thảo hồ sơ, giấy tờ và thay mặt khách hàng thực hiện việc nộp hồ sơ về mẫu báo cáo nhượng quyền thương mại tại Cơ quan có thẩm quyền cũng như các dịch vụ khác nếu khách hàng có nhu cầu.

Chuyên viên: Tiến Anh

 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178