• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Pháp luật quy định cụ thể các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại như thế nào? Thương nhân thực hiện hoạt động khuyến mại cần lưu ý....

  • Các hành vi bị pháp luật cấm trong hoạt động khuyến mại
  • Hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại
  • Hỏi đáp luật doanh nghiệp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại

Câu hỏi của bạn: Thưa luật sư, công ty tôi hiện đang kinh doanh mặt hàng hoa quả theo mùa trên địa bàn thành phố Hà Nội. Sắp tới, để đẩy nhanh tiến độ kinh doanh của công ty cũng như nhân dịp cuối năm, muốn gia tăng doanh số bán hàng, chúng tôi đang có như cầu thực hiện hoạt động khuyến mại với các mặt hàng này. Tuy nhiên, tôi biết mọi hoạt động đều có những trường hợp mà pháp luật cấm thực hiện. Luật sư có thể cho tôi biết hành vi nào thì tôi không được phép làm để tôi cân nhắc và tránh không ạ?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời của luật sư:

       Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn về hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại như sau:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung tư vấn: 

1. Hoạt động khuyến mại là gì ? 

     Khuyến mại là một trong những phương thức nhằm kích ứng hành vi mua hàng của khách hàng. Đây đang là một trong những phương pháp được ưu tiên sử dụng của các công ty, doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh. Dưới góc độ pháp lý, hoạt động khuyến mại được Luật Thương mại 2005 định nghĩa như sau:

Điều 88. Khuyến mại

1. Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.

     Như vậy, ta có thể hiểu khuyến mại là một trong những hình thức kích thích hành vi mua hàng của khách hàng mà các công ty, doanh nghiệp được phép triển khai. Việc thực hiện cần được tuân thủ theo đúng quy định, đúng yêu cầu của Luật thương mại hiện hành.

     Mặc dù khuyến mại để bán hàng là hoạt động phổ biến của thương nhân, do thương nhân tiến hành như một nhu cầu tất yếu để cạnh tranh mở rộng thị phần nhưng đối với các doanh nghiệp thương mại, việc khuyến mại để mua hàng, gom hàng cũng có thể trở thành nhu cầu cần thiết. Đáp ứng yêu cầu thực tế này, pháp luật hiện hành quy định khuyến mại là hoạt động thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (chứ không phải chỉ là xúc tiến việc bán hàng như trước đây). 

2. Các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại

     Khuyến mại là quyền của thương nhân trong hoạt động kinh doanh. Cơ hội khuyến mại mà thương nhận khuyến mại có được là vấn đề nhạy cảm vì nó có thể tạo ra những khó khăn cho thương nhân khác, có thể đụng chạm tới khách hàng và tính lành mạnh của môi trường kinh doanh. Để ngăn ngừa những tác động tiêu cực này, pháp luật quy định một số hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại. Cụ thể, các hành vi đó được Luật thương mại 2005 quy định tại Điều 100 như sau:

Điều 100. Các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại

1. Khuyến mại cho hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hoá chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng.

2. Sử dụng hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng.

3. Khuyến mại hoặc sử dụng rượu, bia để khuyến mại cho người dưới 18 tuổi.

4. Khuyến mại hoặc sử dụng thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức.

5. Khuyến mại thiếu trung thực hoặc gây hiểu lầm về hàng hoá, dịch vụ để lừa dối khách hàng.

6. Khuyến mại để tiêu thụ hàng hoá kém chất lượng, làm phương hại đến môi trường, sức khoẻ con người và lợi ích công cộng khác.

7. Khuyến mại tại trường học, bệnh viện, trụ sở của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân.

8. Hứa tặng, thưởng nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng.

9. Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh.

10. Thực hiện khuyến mại mà giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại vượt quá hạn mức tối đa hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại quá mức tối đa theo quy định tại khoản 4 Điều 94 của Luật này.

     Theo quy định trên thì tại Khoản 10 có nhắc tới hạn mức tối đa. Vậy hạn mức tối đa được quy định như thế nào? 

2.1. Hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa dịch vụ dùng để khuyến mại

     Căn cứ theo quy định tại điều 6 Nghị định 81/2018/NĐ-CP thì hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại không được vượt quá 50% giá của đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại đó trước thời gian khuyến mại ( Trừ trường hợp chương trình khuyến mại tổ chức theo hình thức tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại).

2.2. Mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa dịch vụ được khuyến mại 

     Trong trường hợp thực hiện khuyến mại bằng hình thức giảm giá thì mức giảm giá hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại trong thời gian khuyến mại tại bất kỳ thời điểm nào phải tuân thủ quy định tại Điều 7 Nghị định 81/2018/NĐ - CP như sau: 

Điều 7. Mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại

1. Mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá hàng hóa, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại.

2. Trong các trường hợp tổ chức các chương trình khuyến mại tập trung (giờ, ngày, tuần, tháng, mùa khuyến mại) theo quy định tại Khoản 5 Điều 6 thì áp dụng mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại là 100%. Mức giảm giá tối đa 100% cũng áp dụng đối với các hoạt động khuyến mại trong khuôn khổ các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

3. Không áp dụng hạn mức giảm giá tối đa khi thực hiện khuyến mại giảm giá cho:

a) Hàng hóa dịch vụ khi thực hiện chính sách bình ổn giá của Nhà nước;

b) Hàng thực phẩm tươi sống;

c) Hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp doanh nghiệp phá sản, giải thể, thay đổi địa điểm, ngành nghề sản xuất, kinh doanh.

     Việc pháp luật quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại là hoàn toàn cần thiết, với mục đích bảo vệ lợi ích nhà nước, người tiêu dùng cũng như việc giữ gìn đạo đức kinh doanh của các thương nhân, đảm bảo quyền tự do kinh doanh của các thương nhân trong môi trường cạnh tranh lành mạnh. Khuyến mại không chỉ là một hình thức pháp lý để xúc tiến thương mại ở Việt Nam mà còn được ghi nhận và chịu sự điều chỉnh cảu luật pháp phần đa các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. 

3. Tình huống tham khảo: 

Thưa Luật sư, trong dịp sale ngày Black Friday vừa rồi, doanh nghiệp tôi cũng theo xu hướng thực hiện chương trình khuyến mại đối với sản phầm của công ty. Tuy nhiên, do không nắm bắt được những quy định của pháp luật mà có vẻ như chúng tôi đã thực hiện những hoạt động mà pháp luật cấm thì phải. Tôi đang rất lo lắng ko biết các hoạt động đã tiến hành có được coi là hành vi bị cấm hay không và nêu là phải thì mong Luật sư cho tôi biết chế tài xử phạt sẽ như thế nào ạ ?

Tôi xin cảm ơn !

Trả lời: 

     Thứ nhất, với băn khoăn của bạn là liệu rằng hoạt động mà bạn đã tiến hành có bị coi là hành vi bị cấm hay không, bạn có thể so sánh, đối chiếu với những tư vấn của chúng tôi đã phân tích ở trên.

     Thứ hai, về chế tài xử lý vi phạm, chúng tôi xin trả lời như sau:

     Tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm, doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng được quy định tại Điều 33 Nghị định 98/2020/NĐ - CP  về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cụ thể:

  • Các hành vi thuộc các Khoản 1,2,3,4,5,6,7,8,9 Điều 100 Luật Thương mại 2005 ở trên sẽ bị xử phạt từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng
  • Hành vi thuộc khoản 10 Điều 100 Luật thương mại 2005 vi phạm về hạn mức tối đa sẽ bị xử phạt từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng

     Ngoài ra, bạn cũng có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật hoặc buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả. 

     Bạn có thể tham khảo thêm các dịch vụ pháp lý, đặc biệt là các dịch vụ về xác định hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại mà chúng tôi cung cấp dưới đây:

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại:

Tư vấn qua Tổng đài 1900 6500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Tư vấn trực tiếp: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn về các vấn đề liên quan đến các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.

Dịch vụ thực tế: Luật Toàn Quốc cung cấp dịch vụ pháp lý liên quan đến việc tổ chức thực hiện hoạt động khuyến mại như: soạn thảo hồ sơ, thông báo, thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục tại các cơ quan có thẩm quyền về nộp hồ sơ, giấy tờ và đặc biệt là xử lý triệt để các vấn đề có liên quan đến những hành vi vi phạm.

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn ./.

Chuyên viên: Lan Anh      

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178