• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

kinh doanh dịch vụ triển lãm thương mại, chủ thể có quyền tham gia, tổ chức triển lãm thương mại, hàng hóa, dịch vụ tham gia triển lãm thương mại

  • Kinh doanh dịch vụ triển lãm thương mại theo quy định
  • Kinh doanh dịch vụ triển lãm thương mại
  • Tư vấn luật chung
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Kinh doanh dịch vụ triển lãm thương mại

Câu hỏi của bạn về kinh doanh dịch vụ triển lãm thương mại:

Kính gửi Luật sư!

Tôi nhờ Luật sư tư vấn cho tôi về kinh doanh dịch vụ triển lãm thương mại được quy định như thế nào?

Tôi xin cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư về kinh doanh dịch vụ triển lãm thương mại:

   Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về kinh doanh dịch vụ triển lãm thương mại, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về kinh doanh dịch vụ triển lãm thương mại như sau:

1. Cơ sở pháp lý về kinh doanh dịch vụ triển lãm thương mại:

2. Nội dung tư vấn về kinh doanh dịch vụ triển lãm thương mại:

   Hoạt động xúc tiến thương mại ngày càng được quan tâm và phát triển theo nhiều hình thức khác nhau. Trong đó, hoạt động triển lãm thương mại được xem là công cụ đắc lực, đem lại nhiều lợi ích cho sự phát triển thương mại nói riêng và kinh tế nói chung.

   Điều 129, Luật thương mại 2005 quy định về triển lãm thương mại như sau: 

“Hội chợ, triển lãm thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại được thực hiện tập trung trong một thời gian và tại một địa điểm nhất định để thương nhân trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, hợp đồng dịch vụ”.

   Kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân kinh doanh dịch vụ này cung ứng dịch vụ tổ chức hoặc tham gia hội chợ, triển lãm thương mại cho thương nhân khác để nhận thù lao dịch vụ tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại (Khoản 1, Điều 130, Luật thương mại 2005).

2.1. Chủ thể có quyền tổ chức, tham gia triển làm thương mại:

   Có hai hình thức để chủ thể tổ chức, tham gia dịch vụ triển lãm thương mại đó là:

  • Trực tiếp tổ chức, tham gia dịch vụ triển lãm thương mại.
  • Thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ triển lãm thương mại thực hiện.

   Thương nhân ở đây có thể là Thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam (Khoản 1, Điều 131, Luật thương mại 2005).

   Thương nhân nước ngoài có quyền trực tiếp tham gia hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại Việt Nam thay mặt mình tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam. Trong trường hợp muốn tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam thì thương nhân nước ngoài phải thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại Việt Nam thực hiện.

   Văn phòng đại diện của thương nhân không được trực tiếp tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại. Trong trường hợp được thương nhân ủy quyền, Văn phòng đại diện có quyền ký hợp đồng với thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại để tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại cho thương nhân mà mình đại diện. [caption id="attachment_144452" align="aligncenter" width="535"]kinh doanh dịch vụ triển lãm thương mại kinh doanh dịch vụ triển lãm thương mại[/caption]

2.2. Điều kiện tổ chức triển lãm thương mại:

   Theo quy định tại Khoản 1, Điều 29, Nghị định 81/2018/NĐ-CP:

“Thương nhân tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam (không bao gồm các hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại trong khuôn khổ các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định) hoặc tổ chức cho thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại nước ngoài (không bao gồm các hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại trong khuôn khổ các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng Chính phủ quyết định) phải thực hiện thủ tục hành chính đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền”.

   Khi tổ chức triển lãm thương mại, thương nhân phải thực hiện thủ tục đăng ký tổ chức triển lãm thương mại tại cơ quan có thẩm quyền trừ các hoạt động triển lãm do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Thủ tướng chính phủ quyết định theo quy định của pháp luật.

2.2.1. Triển lãm thương mại tổ chức tại Việt Nam:

   Hội chợ, triển lãm thương mại tổ chức tại Việt Nam phải được đăng ký và phải được xác nhận bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về thương mại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại (Khoản 1, Điều 132, Luật thương mại 2005).

2.2.2. Triển lãm thương mại tại nước ngoài:

   Đối với việc tỏ chức, tham gia triển lãm tại nước ngoài được quy định tại khoản b, c, điều 133, Luật thương mại 2005 quy định:

“b. Thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại khi tổ chức cho thương nhân khác tham gia hội chợ, triển lãm thương mại phải đăng ký với Bộ Thương mại.

c. Thương nhân không đăng ký kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại không được tổ chức cho thương nhân khác tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài”

.

   Việc kinh doanh dịch vụ triển lãm thương mại của thương nhân tại nước ngoài phải đăng ký với Bộ thương mại khi tổ chức cho thương nhân khác tham gia triển lãm thương mại. Nếu thương nhân không đăng ký kinh doanh dịch vụ triển lãm thương mại thì không được phép cho thương nhân khác tham gia triển lãm thương mại.

   Trình tự, thủ tục, nội dung đăng ký tổ chức, tham gia triển lãm thương mại tại Việt nam và nước ngoài được quy định tại Điều 29, 30 và 31, Nghị định 81/2018/NĐ-CP.

2.3. Hàng hóa, dịch vụ tham gia triển lãm thương mại:

2.3.1. Hàng hóa, dịch vụ tham gia triển lãm thương mại tại Việt Nam:

   Tất cả các hàng hóa, dịch vụ đều được tham gia triển lãm thương mại tại Việt Nam trừ:

  • Hàng hóa, dịch vụ thuộc diện cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, chưa được phép lưu thông theo quy định của pháp luật;
  • Hàng hóa, dịch vụ do thương nhân ở nước ngoài cung ứng thuộc diện cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật;
  • Hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, trừ trường hợp trưng bày, giới thiệu để so sánh với hàng thật.

   Ngoài ra, hàng hóa, dịch vụ thuộc diện quản lý chuyên ngành phải tuân thủ các quy định về quản lý chuyên ngành đối với hàng hoá, dịch vụ đó.

   Hàng hóa tạm nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam phải được tái xuất khẩu trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày kết thúc hội chợ, triển lãm thương mại.

2.3.2. Hoàng hóa, dịch vụ tham gia triển lãm thương mại tại nước ngoài:

   Tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ đều được tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc diện cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật (Khoản 1, Điều 135, Luật thương mại 2005). Hàng hóa, dịch vụ thuộc diện cấm xuất khẩu chỉ được tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài khi được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.

    Thời hạn tạm xuất khẩu hàng hóa để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài là một năm kể từ ngày hàng hóa được tạm xuất khẩu; nếu quá thời hạn nói trên mà chưa được tái nhập khẩu thì hàng hóa đó phải chịu thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

    Việc tạm xuất, tái nhập hàng hóa tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài phải tuân thủ các quy định của pháp luật về hải quan và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2.4. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại:

   Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại được quy định tại Điều 140, Luật thương mại 2005. Theo đó:

  • Niêm yết chủ đề, thời gian tiến hành hội chợ, triển lãm thương mại tại nơi tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại đó trước ngày khai mạc hội chợ, triển lãm thương mại. Việc sử dụng tên, chủ đề của triển lãm thương mại quy định cụ thể theo Điều 25, Nghị định 81/2018/NĐ-CP.
  • Yêu cầu bên thuê dịch vụ cung cấp hàng hoá để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại theo thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng.
  • Yêu cầu bên thuê dịch vụ cung cấp thông tin về hàng hoá, dịch vụ để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại và các phương tiện cần thiết khác theo thoả thuận trong hợp đồng.
  • Nhận thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác.
  • Thực hiện việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại theo thoả thuận trong hợp đồng.

   Khi thương nhân kinh doanh dịch vụ triển lãm thương mại cần phải tuân thủ các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Đồng thời thương nhân kinh doanh dịch vụ triển lãm thương mại cũng có một số quyền nhất định đối với bên thuê dịch vụ.

Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về Kinh doanh dịch vụ triển lãm thương mại, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật doanh nghiệp 24/7: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. 

   Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.  

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178