Ly hôn và giành quyền nuôi con khi ly hôn theo pháp luật Việt Nam
17:31 30/08/2017
Ly hôn và giành quyền nuôi con theo pháp luật Việt Nam: khi ly hôn, quyền nuôi con có thể được giao trực tiếp cho mẹ hoặc...
- Ly hôn và giành quyền nuôi con khi ly hôn theo pháp luật Việt Nam
- ly hôn và giành quyền nuôi con
- Hỏi đáp luật hôn nhân
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
LY HÔN VÀ GIÀNH QUYỀN NUÔI CON THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Kiến thức của bạn:
Ly hôn và giành quyền nuôi con theo pháp luật Việt Nam
Kiến thức của luật sư:
Cơ sở pháp lí:
Nội dung tư vấn về ly hôn và giành quyền nuôi con
Trong hôn nhân, việc các bên xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp, xung đột là điều không thể tránh khỏi. Các mâu thuẫn, tranh chấp, xung đột này thường sẽ được các bên điều hòa sau một thời gian. Nhưng khi không điều hòa được các mâu thuẫn, tranh chấp, xung đột này, các bên thường sẽ đi đến quyết định ly hôn. Khi ly hôn, vấn đề thường đặt ra với các bên là việc phân chia tài sản cùng việc ai là người nuôi con. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến vấn đề giành quyền nuôi con khi ly hôn được đặt ra với các cặp vợ chồng tiến hành ly hôn mà không thể thỏa thuận được bên nào có quyền nuôi con chung của họ.
1. Định nghĩa con chung của vợ chồng trong trường hợp giành quyền nuôi con khi ly hôn
Khoản 1, Điều 88, Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định:
“Điều 88. Xác định cha, mẹ
1.Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.”
Căn cứ vào quy định trên, ta có thể định nghĩa con chung của vợ chồng trong trường hợp giành quyền nuôi con khi ly hôn là con sinh ra trong khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng (tức là từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân) hoặc trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân. Ngoài ra, con sinh ra trước ngày hai bên cha mẹ đăng ký kết hôn nhưng được cha mẹ thừa nhận; hoặc con nuôi của một cặp vợ chồng cũng được xác định là con chung của vợ chồng khi vợ chồng ly hôn.
2. Cơ sở phát sinh việc giành quyền nuôi con khi ly hôn
Khi giữa nam và nữ còn tồn tại quan hệ hôn nhân, việc giành quyền nuôi con sẽ không được đặt ra. Việc ai trực tiếp nuôi dưỡng con chung sẽ chỉ đặt ra khi hai bên ly hôn, không còn tồn tại quan hệ vợ, chồng. Lúc đó, vấn đề giành quyền nuôi con mới được đặt ra. Con chung là con của cả hai bên vợ, chồng nên nghĩa vụ chăm sóc con chung cũng là của cả vợ và chồng, do vậy, việc giành quyền nuôi con thực chất là quyết định trong hai bên sẽ có một bên trực tiếp nuôi dưỡng con chung, và bên còn lại không trực tiếp nuôi dưỡng con chung nhưng có nghĩa vụ cấp dưỡng. [caption id="attachment_49916" align="aligncenter" width="306"] ly hôn và giành quyền nuôi con[/caption]
3.Yếu tố để Tòa quyết định quyền nuôi con khi ly hôn mà hai bên cha mẹ không thỏa thuận được
a) Độ tuổi
Theo quy định tại Điều 81, Luật Hôn nhân gia đình 2014 thì trong trường hợp con chung dưới 36 tháng tuổi thì Tòa án sẽ quyết định giao cho người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng khi người này đáp ứng được điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Bởi, ở thời điểm còn chúng còn nhỏ như vậy, việc có sự chăm sóc của người mẹ là vô cùng quan trọng. Để người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng người con là để đảm bảo tốt nhất quyền lợi của người con.
b) Xem xét quyền lợi của người con khi quyết định người nuôi dưỡng trong việc giành quyền nuôi con
Vì việc bên nào trực tiếp nuôi dưỡng người con sẽ ảnh hưởng tới đời sống vật chất cũng như tinh thần, tới môi trường phát triển của người con. Bảo đảm người con sẽ được sống và phát triển trong điều kiện tốt nhất, Tòa án sẽ căn cứ vào khả năng của các bên, quyền lợi về mọi mặt của người con để quyết định giao con cho một bên để người này trực tiếp nuôi dưỡng người con.
Trên cơ sở quyền lợi của đứa trẻ, khi đứa trẻ dưới 36 tháng tuổi mà người bố chứng minh được rằng người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì việc ưu tiên cho người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng đứa trẻ cũng sẽ không được áp dụng.
Trên đây là nội dung cơ bản về vấn đề giành quyền nuôi con khi ly hôn trong trường hợp hai bên cha mẹ không thỏa thuận được theo pháp luật Việt Nam.
Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi cung cấp nêu trên sẽ giúp cho quý khách hiểu được phần nào quy định của pháp luật về ly hôn và giành quyền nuôi con. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hôn nhân miễn phí 24/7: 1900 6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: [email protected].
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách.
Trân trọng /./.
Liên kết tham khảo:
- Thủ tục li dị cần những giấy tờ gì
- Thủ tục ly hôn theo luật ly hôn 2016
- Thủ tục thuận tình ly hôn
- Tải mẫu đơn thuận tình ly hôn hướng dẫn kê khai
- Tư vấn tâm lý hôn nhân và gia đình
- Tải mẫu đơn thuận tình ly hôn hướng dẫn kê khai
- Hướng dẫn kê khai mẫu xin ly hôn
- Quy định luật Hôn nhân và gia đình mới nhất 2016