Luật luật sư 2006 sửa đổi bổ sung 2013 mới
14:34 13/12/2019
Ngày 31/12/2015, Văn phòng Quốc hội đã ban hành văn bản hợp nhất số 03/VBHN-VPQH để nhằm hợp nhất Luật luật sư 2006 sửa đổi bổ sung 2013 [...]
- Luật luật sư 2006 sửa đổi bổ sung 2013 mới
- Luật luật sư 2006 sửa đổi bổ sung 2013
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Luật luật sư 2006 sửa đổi bổ sung 2013
Ngày 31/12/2015, Văn phòng Quốc hội đã ban hành văn bản hợp nhất số 03/VBHN-VPQH để nhằm hợp nhất Luật luật sư năm 2006 và Luật luật sư sửa đổi bổ sung 2013 thành một văn bản luật luật sư hợp nhất gọi tắt là Luật luật sư 2006 sửa đổi bổ sung 2013. Luật này quy định về nguyên tắc, điều kiện, phạm vi, hình thức hành nghề, tiêu chuẩn, quyền, nghĩa vụ của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, quản lý luật sư và hành nghề luật sư, hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại Việt Nam.
VĂN PHÒNG QUỐC HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/VBHN-VPQH |
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2015 |
LUẬT
LUẬT SƯ
Luật luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2007, được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Luật số 20/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013;
2. Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10;
Luật này quy định về luật sư và hành nghề luật sư[1].
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về nguyên tắc, điều kiện, phạm vi, hình thức hành nghề, tiêu chuẩn, quyền, nghĩa vụ của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, quản lý luật sư và hành nghề luật sư[2], hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại Việt Nam.
Điều 2. Luật sư
Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng).
Điều 3. Chức năng xã hội của luật sư[3]
Hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Điều 4. Dịch vụ pháp lý của luật sư
Dịch vụ pháp lý của luật sư bao gồm tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng và các dịch vụ pháp lý khác.
Điều 5. Nguyên tắc hành nghề luật sư
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
2. Tuân theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam[4].
3. Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan.
4. Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.
5. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp luật sư.
Điều 6. Nguyên tắc quản lý luật sư và hành nghề luật sư[5]
1. Quản lý luật sư và hành nghề luật sư được thực hiện theo nguyên tắc kết hợp quản lý nhà nước với chế độ tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư.
2. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư thực hiện quản lý luật sư và hành nghề luật sư của tổ chức mình theo quy định của Luật này, Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.
Nhà nước thống nhất quản lý về luật sư và hành nghề luật sư theo quy định của Luật này.
Điều 7. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư
Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư được thành lập để đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của luật sư, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ luật sư, giám sát việc tuân theo pháp luật, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam[6], thực hiện quản lý hành nghề luật sư theo quy định của Luật này.
Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư là Đoàn luật sư ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Liên đoàn luật sư Việt Nam[7].
...
=>> Bạn có thể tải bản đầy đủ tại đây: luat-luat-su-2006-sua-doi-bo-sung-2013
Ngoài ra bạn có thể tham khảo:
- Thủ tục mời luật sư tham gia bào chữa vụ án hình sự
- LUẬT SƯ HỖ TRỢ THU THẬP CHỨNG CỨ TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ
Để được tư vấn chi tiết về luật luật sư 2006 sửa đổi bổ sung 2013, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Nguyễn Nhung