Lừa đảo trên facebook có bị truy cứu trách nhiệm hình sự
08:06 08/08/2024
Căn cứ quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015, đối với hành vi lừa đảo trên facebook vẫn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm. Mức hình phạt cao nhất đối với tội này là 20 năm hoặc tù chung thân.
- Lừa đảo trên facebook có bị truy cứu trách nhiệm hình sự
- Lừa đảo trên facebook
- Pháp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Lừa đảo trên facebook
Câu hỏi của bạn:
Xin chào Luật sư. Tôi có một câu hỏi mong Luật sư giúp: lừa đảo trên facebook có vi phạm pháp luật hình sự không?
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
1. Chủ thể thực hiện tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Chủ thể nói chung của tội lừ đảo chiếm đoạt tài sản là bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định. Tuy nhiên tại điều 12 BLHS năm 2015 quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì người đủ 14 đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội danh này
2. Mặt khách quan tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
- Hành vi phạm tội
Do đặc điểm riêng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nên người phạm tội chỉ có hành vi khách quan là “gian dối và chiếm đoạt” tài sản, nếu thiếu một trong hai dấu hiệu này thì sẽ không có tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Thủ đoạn gian dối cũng được thể hiện bằng những hành vi cụ thể nhằm đánh lừa chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản, không có thủ đoạn thuộc về tư tưởng, suy nghĩ của người phạm tội lại không được biểu hiện ra bên ngoài bằng hành vi
Thủ đoạn gian dối của người phạm tội bao giờ cũng phải có trước khi có việc giao tài sản giữa người bị hại với người phạm tội thì mới là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nếu thủ đoạn gian dối lại có sau khi người phạm tội nhận được tài sản thì không phải là lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà tuỳ từng trường hợp cụ thể mà thủ đoạn gian dối đó có thể là hành vi che giấu tội phạm hoặc là hành vi phạm tội khác như tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
- Hậu quả của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được cấu thành khi tài sản bị chiếm đoạt từ 2.000.000 đồng, còn nếu tài sản bị chiếm đoạt dưới 2.000.000 đồng thì phải kèm theo điều kiện gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại. Lúc này mới cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhưng không vì thế mà cho rằng, phải có thiệt hại về tài sản ( người phạm tội chiếm đoạt được tài sản ) thì mới cấu thành tội phạm.
3. Mặt chủ quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý, tức là khi thực hiện hành vi người phạm tội biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, biết hậu quả có thể xảy ra và mong muốn cho hậu quả xảy ra
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người phạm tội thực hiện các hành vi của mình với mục đích là chiếm đoạt tài sản đó
4. Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng tương tự như các tội có tính chất chiếm đoạt khác, nhưng tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu, đây cũng là một điểm khác với các tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, đặc điểm này này được thể hiện trong cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhà làm luật không quy định thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ là tình tiết định khung hình phạt. Vì vậy, nếu sau khi đã chiếm đoạt được tài sản, người phạm tội bị đuổi bắt mà có hành vi chống trả để tẩu thoát, gây chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội còn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người hoặc tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Như vậy theo quy định tại điều 174 BLHS năm 2015 và theo phân tích cấu thành tội phạm của chúng tôi thì lừa đảo chiếm đoạt tài sản được cấu thành khi người thực hiện hành vi thực hiện hành vi "gian dối và chiếm đoạt tài sản" việc thực hiện hành vi này có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như thực hiện trực tiếp, gọi điện thoại, thực hiện thông qua facebook... và kèm theo đó là hậu gái trị tài sản bị chiếm đoạt là từ 2.000.000 VNĐ hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ thì tội phạm đã cấu thành
Ngoài ra bạn có thể tham khảo các bài viết sau: