• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Giấy tờ về quyền sử dụng đất mới có thể để lại theo di chúc; và làm chủ hộ khẩu thì không thể chuyển được theo di chúc...

  • Loại tài sản thừa kế theo di chúc
  • tài sản thừa kế theo di chúc
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

TÀI SẢN THỪA KẾ THEO DI CHÚC

Câu hỏi của bạn về tài sản thừa kế theo di chúc: 

Xin chào Luật sư, tôi có câu hỏi mong được giải đáp: Bà ngoại muốn làm di chúc cho cháu đứng tên hộ khẩu và giấy tờ đất thì phải làm thế nào vậy nhờ luật sư chỉ dẫn giúp.

Tôi chân thành cám ơn!

Câu trả lời của Luật sư về tài sản thừa kế theo di chúc

Chào bạn, luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về tài sản thừa kế theo di chúc, chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn về tài sản thừa kế theo di chúc như sau:

1. Cơ sở pháp lý về tài sản thừa kế theo di chúc

2. Nội dung tư vấn về tài sản thừa kế theo di chúc

     Theo thông tin bạn cung cấp, bà ngoại bạn muốn cho cháu làm chủ hộ khẩu và đứng tên trên sổ đỏ thông qua di chúc. Vấn đề về tài sản thừa kế theo di chúc được quy định tại bộ luật Dân sự 2015 và các văn bản pháp luật liên quan. Cụ thể như sau:

2.1. Tài sản thừa kế theo di chúc

     Theo điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

"Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết."

     Đối tượng của di chúc là tài sản của người để lại di chúc. Và theo điều 105 bộ luật Dân sự 2015, tài sản được hiểu là:

"Điều 105. Tài sản

1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai."

     Trong trường hợp này, bà bạn muốn thông qua di chúc để cho cháu đứng tên sổ hộ khẩu và giấy tờ đất (quyền sử dụng đất). Áp dụng 02 điều trên, sổ hộ khẩu không phải là tài sản, quyền sử dụng đất có là tài sản. Do đó, thông qua di chúc, bà ngoại chỉ có thể cho cháu đứng tên giấy tờ đất mà thôi.  [caption id="attachment_188722" align="aligncenter" width="450"] Tài sản thừa kế theo di chúc[/caption]

2.2. Thủ tục sang tên đất cho cháu 

     Nếu bà ngoại xác định sẽ cho cháu mảnh đất X, thì bà ngoại có thể lựa chọn 02 cách:

     Pháp luật dân sự cũng quy định có 2 hình thức lập di chúc, gồm: di chúc lập thành văn bản và di chúc miệng (Điều 627 BLDS).

     Điều 628 BLDS quy định di chúc bằng văn bản bao gồm:

  • Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;
  • Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;
  • Di chúc bằng văn bản có công chứng;
  • Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

     Điều 629 BLDS quy định di chúc miệng được lập trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản.

     Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

  • Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
  • Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

     Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ 2 điều kiện trên.

     Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

     Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

     Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ một số trường hợp được quy định Điều 632 BLDS, như sau:

  • Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc
  • Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc
  • Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

     Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày người lập di chúc thể hiện ý chí cuối cùng của mình thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

     Như vậy, để đảm bảo tính pháp lý tốt nhất, bà ngoại nên đến văn phòng công chứng bất kỳ để yêu cầu họ lập di chúc với nội dung là để lại quyền sử dụng mảnh đất X cho cháu. 

2.3. Điều kiện cho cháu làm chủ hộ khẩu

     Theo như phân tích ở mục 2.1, bà ngoại không thể cho cháu làm chủ hộ khẩu thông qua di chúc. Điều kiện để cháu làm chủ hộ khẩu là (1) có sự đồng ý của các thành viên còn lại trong hộ khẩu; (2) làm thủ tục thay đổi chủ hộ.

     Theo khoản 1 Điều 29 Luật Cư trú 2006, người đến làm thủ tục thay đổi chủ hộ phải chuẩn bị hồ sơ gồm:

  • Sổ hộ khẩu;
  • Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
  • Ý kiến của chủ hộ hoặc người khác trong gia đình về việc thay đổi chủ hộ.

     Nộp hồ sơ tại:

  • Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;
  • Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

     Kết luận: trong trường hợp này, giấy tờ về quyền sử dụng đất mới có thể để lại theo di chúc; và làm chủ hộ khẩu thì không thể chuyển được theo di chúc. 

     Bài viết tham khảo: 

     Để được tư vấn chi tiết về tài sản thừa kế theo di chúc, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật đất đai 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Chuyên viên: Quỳnh Dinh.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178