Làm việc tại hai công ty đóng bảo hiểm xã hội như thế nào?
15:06 13/10/2023
Đóng bảo hiểm xã hội khi làm việc tại hai công ty như thế nào. Người lao động có thể giao kết hợp đồng lao động với nhiều NSDLĐ
- Làm việc tại hai công ty đóng bảo hiểm xã hội như thế nào?
- đóng bảo hiểm xã hội khi làm việc tại hai công ty
- Hỏi đáp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Làm việc tại hai công ty đóng bảo hiểm xã hội như thế nào?
1. Bảo hiểm xã hội được hiểu như thế nào?
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách an sinh hữu ích đối với người tham gia, do Nhà nước tổ chức và được bảo đảm thực hiện dựa trên các văn bản pháp lý. Trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội, người tham gia sẽ được bù đắp một phần thu nhập khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập chính do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động.
2. Người lao động có thể làm việc cùng lúc hai công ty được không?
Căn cứ theo Điều 19 Bộ luật Lao động 2019 quy định về giao kết nhiều hợp đồng lao động như sau:
Điều 19. Giao kết nhiều hợp đồng lao động
Người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều công ty nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.
Người lao động đồng thời giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều công ty thì việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
Như vậy, người lao động có thể làm việc cùng lúc tại hai công ty nếu đảm bảo thực hiện đầy đủ những nội dung đã ký kết. Bên cạnh đó, các chính sách và quyền lợi hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động đều được hưởng theo quy định pháp luật.
3. Làm việc tại hai công ty đóng bảo hiểm xã hội như thế nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động như sau:
Điều 85. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
...
4. Người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật này mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì chỉ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.
Mặt khác, theo điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.
Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.
Như vậy, đối với trường hợp bạn đi làm tại 02 công ty theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng xác định thời hạn có thời hạn từ 01 tháng trở lên thì bạn chỉ cần đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Mức đóng sẽ căn cứ vào từng quỹ bảo hiểm cụ thể dưới đây:
3.1 Quy định về tham gia bảo hiểm xã hội
Căn cứ theo khoản 4 điều 85 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau: Người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật này mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì chỉ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.
Như vậy, đóng bảo hiểm xã hội khi làm việc tại hai công ty người lao động sẽ đóng bảo hiểm bên công ty có giao kết hợp đồng đầu tiên.
Căn cứ tại khoản 1 điều 43 Luật việc làm 2013 quy định về đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp như sau:
Điều 43. Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp
1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Theo như quy định trên, khi người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì công ty đầu tiên sẽ có trách nhiệm tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp cho bạn, còn công ty thứ hai sẽ có trách nhiệm chi trả cùng với kì trả lương tiền tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động bằng mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp mà người lao động phải tham gia.
Tuy nhiên, tại khoản 2 điều 43 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định như sau:
Điều 43. Đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
2. Trường hợp người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (thuộc chế độ của bảo hiểm xã hội) theo từng hợp đồng lao động đã giao kết nếu người lao động thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người lao động được giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo nguyên tắc đóng, hưởng do chính phủ quy định.
Như vậy, trong trường hợp người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì cả hai công ty sẽ có trách nhiệm đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
3.3 Quy định về tham gia bảo hiểm y tế
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 42 quyết định 595/QĐ- BHXH ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quản lí sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế như sau:
Điều 42. Quản lý đối tượng
1. Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất, đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ.
Theo đó, trường hợp một người lao động đồng thời giao kết hợp đồng lao động với hai công ty trở lên thì đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất. Như vậy, người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Như vậy, người lao động làm việc tại hai công ty sẽ được đóng bảo hiểm theo các quy định như trên.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau :
- Dịch vụ soạn thảo hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp
- Các quyền lợi được hưởng khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp
-
Soạn thảo đơn khiếu nại khi doanh nghiệp không đóng BHXH như thế nào
-
Dịch vụ soạn thảo hồ sơ đăng ký BHXH lần đầu cho doanh nghiệp
4. Hỏi đáp về làm việc tại hai công ty đóng bảo hiểm xã hội như thế nào:
Câu hỏi 1: Luật sư cho tôi hỏi: tôi thỏa thuận với công ty không tham gia đóng bảo hiểm xã hội được không? Tôi cảm ơn!
Theo quy định hiện nay, bạn không được thỏa thuận với công ty về việc không đóng bảo hiểm xã hội nếu bạn đủ điều kiện tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Hành vi thỏa thuận không tham gia đóng bảo hiểm xã hội khi đủ điều kiện tham gia đóng bảo hiểm xã hội sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
Câu hỏi 2: Luật sư cho tôi hỏi: tôi có hai mã số sổ bảo hiểm xã hội thì phải làm sao? Tôi cảm ơn!
Về nguyên tắc, mỗi người lao động sẽ chỉ có 1 mã số bảo hiểm xã hội. Trường hợp người lao động có hai mã số bảo hiểm xã hội thì phải làm thủ tục gộp hai mã số bảo hiểm xã hội thành một mã số bảo hiểm xã hội.
Để được tư vấn chi tiết về làm việc tại hai công ty đóng bảo hiểm xã hội như thế nào, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!
Chuyên viên: Nguyễn Huệ