Làm chết người do sự kiện bất ngờ có bị TCTNHS?
17:04 26/06/2019
Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó
- Làm chết người do sự kiện bất ngờ có bị TCTNHS?
- Làm chết người do sự kiện bất ngờ
- Pháp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Làm chết người do sự kiện bất ngờ
Câu hỏi về làm chết người do sự kiện bất ngờ
Chào luật sư. Lời đầu tiên cho tôi được chúc luật sư và gia đình, cùng toàn thể cộng sự của luật sư sức khỏe, may mắn, hạnh phúc và thành công.
Xin phép luật sư cho tôi hỏi: làm chết người do sự kiện bất ngờ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Câu trả lời về làm chết người do sự kiện bất ngờ
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về làm chết người do sự kiện bất ngờ, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về làm chết người do sự kiện bất ngờ như sau:
1. Cơ sở pháp lý về làm chết người do sự kiện bất ngờ
2. Nội dung tư vấn về làm chết người do sự kiện bất ngờ
Trong câu hỏi của bạn, chúng tôi hiểu rằng: “làm chết người do sự kiện bất ngờ có bị TCTNHS hay không?”. Với nội dung câu hỏi nêu trên, căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 và các văn bản pháp luật liên quan, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Tại điều 20 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về sự kiện bất ngờ như sau:
Điều 20. Sự kiện bất ngờ
Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự
2.1. Quy định của Bộ luật hình sự về sự kiện bất ngờ
Theo quy định của BLHS hiện hành ta có thể hiểu sự kiện bất ngờ là trường hợp người thực hiện hành vi nguy hại cho xã hội không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình cũng như hậu quả của hành vi đó, tức là người có hành vi nguy hiểm không có lỗi trong việc gây ra hậu quả hoặc đe dọa gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Không có lỗi cũng tức là hành vi của họ không cấu thành tội phạm. Sự kiện bất ngờ có thể được biểu hiện dưới 2 góc độ sau:
a. Không thể thấy trước hậu quả của hành vi
Không thể thấy trước được hậu quả của hành vi là trước khi thực hiện hành vi, người đó không nhận thức được hành vi của mình sẽ gây ra hậu quả, sự nhận thức này của họ có cơ sở khoa học và được mọi người thừa nhận, ai trong hoàn cảnh này đều không thể thấy trước được hậu quả sẽ xảy ra, nhưng thực tế hậu quả lại xảy ra. Việc giải quyết mâu thuẫn giữa cái tất yếu với nhận thức của người có hành vi gây ra hậu quả đó không phải bao giờ cũng dễ dàng. Thông thường người có hành vi gây ra hậu quả đó cho rằng mình không thể thấy trước được hậu quả, còn người bị thiệt hại thì lại cho rằng người có hành vi có thể thấy trước được hậu quả nhưng vẫn hành động. [caption id="attachment_151910" align="aligncenter" width="451"] Làm chết người do sự kiện bất ngờ[/caption]
b) Không buộc phải thấy trước
Không buộc phải thấy trước là khi có khả năng thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, nhưng theo pháp luật không buộc họ phải thấy trước hậu quả của hành vi và nếu có hậu quả xảy ra thì họ không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi nguy hiểm đó.
2.2. Làm chết người do sự kiện bất ngờ có bị TCTNHS
Như đã phân tích ở trên, sự kiện bất ngờ là trường hợp người thực hiện hành vi nguy hại cho xã hội không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình cũng như hậu quả của hành vi đó. Bộ luật hình sự năm 2015 quy định rất rõ khi một người gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội khi người đó không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Về mặt bản chất sự kiện bất ngờ chính là sự loại trường hợp có hành vi nguy hiểm cho xã hội do lỗi vô ý vì cẩu thả, tuy nhiên khác với lỗi vô ý do cẩu thả là buộc người phạm tội phải biết trước hậu quả của hành vi, còn sự kiện bất ngờ thì pháp luật hình sự lại không buộc người thực hiện hành vi không thể thấy trước hoặc không buộc phải nhận thức được hậu quả của hành vi đó. Do đó khi một người làm chết người khác do sự kiện bất ngờ thì người gây nên hậu quả chết người đó sẽ không bị TCTNHS
Bài viết tham khảo:
- Nghị định 120/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật thi hành tạm giữ, tạm giam
- Khác biệt giữa biện pháp ngăn chăn tạm giữ và tạm giam
Để được tư vấn chi tiết về Làm chết người do sự kiện bất ngờ, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên tư vấn: An Dương