• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Kỹ năng giải quyết tình huống liên quan đến việc bào chữa rất quan trọng, Luật sư cần chú ý về thái độ, tình huống cũng như là quyền, nghĩa vụ của thân chủ.

  • Kỹ năng giải quyết các tình huống liên quan đến việc bào chữa tại phiên tòa?
  • kỹ năng giải quyết tình huống liên quan đến việc bào chữa
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Câu hỏi của bạn:

     Thưa Luật sư, hiện nay tôi có một vấn đề muốn nhờ Luật sư giải đáp: Kỹ năng giải quyết tình huống liên quan đến việc bào chữa tại phiên tòa? Rất mong nhận được câu trả lời của Luật sư, tôi xin cảm ơn Luật sư.

Câu trả lời của Luật sư:

     Trong các phiên tòa hình sự, thường xảy ra các tình huống mà Luật sư phải tiếp cận và xử lý, ví dụ như việc cảnh sát bảo vệ phiên tòa không cho tiếp xúc với bị cáo mà Luật sư nhận bào chữa; việc hạn chế mang các thiết bị, công cụ làm việc vào phiên tòa, việc không tháo còng tay cho bị cáo. Để giải quyết tình huống liên quan đến việc bào chữa, bên cạnh việc phải nắm chắc các quy định pháp luật có liên quan đến tình huống cụ thể, Luật sư cần phải có kỹ năng ứng xử phù hợp.

1. Về việc Cảnh sát bảo vệ phiên tòa không cho Luật sư tiếp xúc với bị cáo nhận bào chữa:

     Để phục vụ cho việc bào chữa thì tiếp xúc với người bị buộc tội là một quyền của Luật sư; ngay từ khi mới bị bắt, Luật sư đã được gặp, hỏi người bị buộc tội, tham gia các buổi lấy lời khai, các hoạt động điều tra khác… Tại phiên tòa, quyền gặp, tiếp xúc với bị cáo cũng không bị hạn chế, miễn là việc tiếp xúc đó không ảnh hưởng đến hoạt động xét xử của Tòa án.

    Theo quy định tại khoản 4 Điều 256 BLTTHS 2015 thì “Tại phiên tòa, bị cáo đang bị tạm giam chỉ được tiếp xúc với người bào chữa cho mình. Việc tiếp xúc với những người khác phải được chủ tọa phiên tòa cho phép”. Như vậy, tại phiên tòa, việc Luật sư tiếp xúc với bị cáo đang bị tạm giam là một quyền đương nhiên, Luật sư không phải đợi “chủ tọa phiên tòa cho phép”; lực lượng Cảnh sát bảo vệ phiên tòa có nghĩa vụ tạo điều kiện để Luật sư thực hiện quyền của mình.

     Tuy nhiên, do yêu cầu của công tác bảo vệ, trước khi gặp bị cáo, Luật sư cũng nên trao đổi, thông báo với người chỉ huy lực lượng Cảnh sát bảo vệ phiên tòa biết để bố trí việc gặp cũng như phương án bảo vệ. Trong trường hợp bị ngăn cản, Luật sư cần bình tĩnh giải thích cho người có hành vi ngăn cản biết các quy định của pháp luật về quyền của Luật sư trong việc tiếp xúc với bị cáo đang bị tạm giam tại phiên tòa; về trách nhiệm của lực lượng bảo vệ phiên tòa quy định tại Thông tư 13/2016/TT-BCA ngày 10/3/2016 của Bộ Công an quy định thực hiện nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa của lực lượng Công an nhân dân. Nếu việc giải thích này vẫn không có kết quả thì cần thông báo ngay cho Thẩm phán chủ tọa phiên tòa để có biện pháp giải quyết kịp thời.

Giải quyết tình huống liên quan đến bào chữa

2. Về việc hạn chế mang các thiết bị, công cụ làm việc vào phiên tòa khi giải quyết tình huống liên quan đến việc bào chữa

     Ở nhiều phiên tòa, nhất là những phiên tòa xét xử những vụ án lớn, vụ án xâm phạm an ninh quốc gia việc bảo vệ phiên tòa được tiến hành rất chặt chẽ những người đến dự phiên tòa thường phải đi qua cổng từ soi chiếu người và vật dụng mang theo, bị yêu cầu để bên ngoài, không được mang vào phòng xử án điện thoại, máy tính xách tay, máy ảnh, máy ghi âm... Hiện nay hầu hết các tài liệu sao chụp từ hồ sơ vụ án đều được lưu trên máy tính xách tay, các văn bản kiến nghị gửi cơ quan THTT hay luận cứ, đề cương xét hỏi cũng đều soạn thảo trên máy tính xách tay nên việc làm này đã gây nhiều khó khăn cho Luật sư, nhất là những vụ án cần phải sử dụng dữ liệu lưu trữ trên máy tính hoặc tra cứu trên mạng.

     Các quy định hiện hành như Điều 256 BLTTHS 2015 (về nội quy phiên tòa); Thông tư 13/2016/TT-BCA ngày 10/3/2016 của Bộ Công an quy định thực hiện nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa của lực lượng Công an nhân dân và Quy chế tổ chức phiên tòa ban hành kèm theo Thông tư số 02/2017/TT-CA ngày 28/4/2014 của Chánh án TANDTC cũng đều không có quy định nào cấm những người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự không được mang công cụ làm việc (máy tính xách tay) vào phòng xử án. Đối với những phiên tòa gặp tình huống này, Luật sư cũng cần bình tĩnh giải thích cho lực lượng làm nhiệm vụ biết pháp luật không có quy định hạn chế Luật sư mang công cụ làm việc (đặc biệt là máy tính xách tay) vào phòng xử án, yêu cầu họ tạo điều kiện để Luật sư làm nhiệm vụ. Nếu việc giải thích này vẫn không có kết quả thì cần thông báo ngay cho Thẩm phán chủ tọa phiên tòa để đề nghị có biện pháp giải quyết kịp thời.

     Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, lực lượng bảo vệ, thậm chí cả Thẩm phán chủ tọa phiên tòa vẫn không giải quyết, không cho Luật sư mang công cụ làm việc (máy tính xách tay) vào phòng xử án. Vì vậy, Luật sư cũng cần có biện pháp chuẩn bị tích cực để không bị động, không có dữ liệu để thực hiện việc bào chữa, nhất là khi tham gia bào chữa tại những phiên tòa xét xử các vụ án phức tạp gây dư luận bức xúc trong xã hội, phạm tội có tổ chức, phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, các phiên tòa xét xử lưu động. Đối với những vụ án này, cần sử dụng hồ sơ, tài liệu đã in ra giấy, dự kiến những Luật hoặc những văn bản pháp luật có liên quan đến nội dung bào chữa để chuẩn bị (bằng văn bản) và mang theo vào phiên tòa.

3. Về việc cảnh sát dẫn giải không mở còng tay, công chân cho bị cáo khi ra phiên tòa

     Hiện nay, có nhiều phiên tòa bị cáo (đang bị tạm giam) khi ra trước bục khai báo vẫn bị còng tay hoặc xích chân. Có những phiên tòa dù Luật sư đã yêu cầu lực lượng dẫn giải và đề nghị Hội đồng xét xử mở công cho bị cáo nhưng vẫn không được giải quyết. BLTTHS 2015 không quy định phải còng tay/xích chân bị cáo như là một giải pháp để ngăn chặn việc bị cáo bỏ trốn cũng như giữ gìn an ninh trật tự tại phiên tòa; Bộ Công an trước đây cũng có quy định cụ thể về việc sử dụng khóa tay, khóa chân tại phiên tòa song cũng đã bãi bỏ những quy định này khi ban hành Thông tư13/2016/TT-BCA ngày 10/3/2016. Mặc dù vậy nó vẫn được áp dụng khá phổ biến.

     Về nguyên tắc thì bị cáo chưa bị coi là có tội nếu chưa bị kết tội bằng bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án, vì vậy bị cáo phải được đối xử như một công dân, việc còng tay/xích chân bị cáo sẽ ảnh hưởng đến việc khai báo tại phiên tòa, dễ ảnh hưởng đến việc Tòa án ra một phán quyết công bằng, khách quan và đúng pháp luật. Trong phần thủ tục bắt đầu phiên tòa, nếu gặp tình huống này, Luật sư cần chủ động đề nghị Hội đồng xét xử yêu cầu lực lượng dẫn giải tháo còng tay, xích chân cho bị cáo, không dễ dãi bỏ qua nếu bị cáo chỉ được mở khóa tay nhưng vẫn bị xích chân.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về kỹ năng giải quyết tình huống liên quan đến việc bào chữa:

Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về trình tự, kĩ năng và thủ tục giải quyết tình huống liên quan đến việc bào chữa mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về giải quyết tình huống liên quan đến việc bào chữa tới địa chỉ: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời về kĩ năng giải quyết tình huống liên quan đến việc bào chữa qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Hải Quỳnh
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178