Khởi kiện đòi lại tài sản theo quy định 2020
09:42 14/12/2019
Như vậy, để đòi lại tài sản mà bạn bị chiếm đoạt nếu đủ chứng cứ cấu thành hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài tài sản của người kia bạn có thể....
- Khởi kiện đòi lại tài sản theo quy định 2020
- Khởi kiện đòi lại tài sản
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Khởi kiện đòi lại tài sản
Câu hỏi của bạn về khởi kiện đòi lại tài sản:
Thưa Luật sư, tôi có nhờ 1 người làm giúp tôi thủ tục chia tách sổ đỏ, ngày 2/6/2018 ông ta đã nhận của tôi 20tr là số tiền để đóng thuế và làm thủ tục, nhưng hơn 1 năm nay ông ta nhiều lần trì hoãn không thực hiện được việc làm thủ tục. Đến 1 tháng trước tôi đã buộc ông ta trao lại sổ đỏ cho tôi kèm tiền, ông ta hứa sẽ trả nhưng hiện tại tôi chỉ nhận được sổ đỏ, tiền thì ông ta hứa rất nhiều lần nhưng vẫn không trả, mọi cuộc gọi của tôi và ông ta tôi đều ghi âm lại, và ông ta vẫn thừa nhận chưa trả lại tiền cho tôi, tôi có thể viết đơn để đòi lại số tiền của tôi không?. Cảm ơn luật Toàn Quốc và mong câu trả lời!
Câu trả lời của Luật sư về khởi kiện đòi lại tài sản
Chào bạn, luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về khởi kiện đòi lại tài sản, chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn về khởi kiện đòi lại tài sản như sau:
1. Cơ sở pháp lý về khởi kiện đòi lại tài sản
2. Nội dung tư vấn về khởi kiện đòi lại tài sản
Thủ tục tách sổ đỏ là một thủ tục hành chính của người có yêu cầu tách sổ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do liên quan đến quyền sử dụng đất nên người yêu cầu phải tự mình làm thủ tục hoặc ủy quyền nhờ người khác làm thay bằng văn bản ủy quyền. Trong trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau: [caption id="attachment_185811" align="aligncenter" width="315"] Kiện đòi lại tài sản[/caption]
2.1. Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Căn cứ theo Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 có quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
"Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
......
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ. "
Như vậy, hành vi dùng thủ đoạn gian dối nhằm làm cho người khác tự nguyện đưa tài sản cho mình sẽ cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trường hợp bạn thiết lập giao dịch dân sự với người khác, nếu có căn cứ chứng minh rằng người thiết lập giao dịch dân sự với bạn lừa dối khiến bạn tin tưởng và đồng ý tham gia giao dịch dân sự nhưng ngay từ đầu đã có ý định chiếm đoạt khoản tiền này thì cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trường hợp ban đầu các bên tham gia giao dịch dân sự này thiện chí, sau đó người kia mới phát sinh ý định muốn chiếm đoạt tài sản thì hành vi của người này có thể cấu thành một tội danh khác là Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
2.2. Khởi kiện đòi lại tài sản
Trong trường hợp trên, để có thể đòi lại tài sản là 20 triệu đồng bạn có thể thực hiện theo những cách sau:
Thứ nhất, nộp đơn khởi kiện đòi lại tài sản theo thủ tục tố tụng dân sự
Theo quy định của Bộ luật dân sự thì giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Do đó, trong trường hợp bạn thỏa thuận với người kia về việc làm giúp thủ tục tách sổ đỏ và đưa 20 triệu cho người kia để làm các thủ tục có liên quan có thể coi là xác lập giao dịch dân sự. Vì vậy, bạn có thể kiện đòi lại tài sản theo thủ tụng tố tụng dân sự. Cụ thể:
Bạn có thể tiến hành làm đơn khởi kiện đòi lại tài sản gửi đến Tòa án có thẩm quyền theo quy định tại Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:
“1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này"
Như vậy, thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong trường hợp của bạn là tòa án nhân dân cấp huyện. Căn cứ theo quy định tại Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, bạn có thể gửi đơn đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của bị đơn hoặc nơi bị đơn làm việc để kiện đòi lại tài sản của mình:
Thứ hai, nộp đơn tố giác tội phạm theo thủ tục tố tụng hình sự
Căn cứ theo Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì bạn có thể gửi đơn tố giác tội phạm tới cơ quan công an để được giải quyết, nếu nhận thấy hành vi cấu thành tội phạm, cơ quan điều tra sẽ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, trường hợp vụ án được đưa ra xét xử.
Bên cạnh đơn khởi kiện, bạn cần phải thu thập và nộp cho Tòa những chứng cứ để xác định việc bạn đã giao dịch với người kia, và người kia đang giữ 20 triệu đồng của bạn, để Tòa án dựa vào đó làm cơ sở để giải quyết và có thể bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của bạn.
Như vậy, để khởi kiện đòi lại tài sản mà bạn bị chiếm đoạt nếu đủ chứng cứ cấu thành hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài tài sản của người kia bạn có thể gửi đơn tố giác tội phạm tới cơ quan công an để được giải quyết hoặc bạn có thể gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của bị đơn hoặc nơi bị đơn làm việc để kiện đòi lại tài sản của mình.
Ngoài ra, bạn cần cung cấp các chứng cứ xác thực giao dịch giữa hai người và việc ghi âm cuộc nói chuyện của bạn phải được bên kia biết và đồng ý về cuộc ghi âm này thì bản ghi âm này mới có thể làm bằng chứng chứng minh trước tòa.
Bài viết tham khảo:
- Thủ tục kiện đòi tài sản là xe máy khi cho mượn;
- Tư vấn khởi kiện đòi lại tiền lương theo quy định của pháp luật.
Để được tư vấn chi tiết về Khởi kiện đòi lại tài sản, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn dân sự 24/7 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Huyền Trang