• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thừa kế là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Khi một người mất đi có để lại di sản sẽ phát sinh thừa kế. Luật Toàn Quốc sẽ khái quát pháp luật về thừa kế ở Việt Nam trong bài viết này mời bạn đọc theo dõi

  • Khái quát pháp luật về thừa kế ở Việt Nam
  • khái quát pháp luật về thừa kế
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ

Kiến thức của bạn: 

Khái quát pháp luật về thừa kế ở Việt Nam.

Kiến thức của Luật sư:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn về khái quát pháp luật về thừa kế:

1. Sự thay đổi của pháp luật điều chỉnh thừa kế

     Việc pháp điển hóa các vấn đề về thừa kế tồn tại khá sớm ở Việt Nam. Trong Bộ luật Hồng Đức (thế kỷ thứ 15) có nhiều quy định về thừa kế. Sau Bộ luật Hồng Đức đó là Bộ luật Gia Long, kế tiếp là các Bộ luật Nam Kỳ, Trung Kỳ và Bắc Kỳ đều có quy định về thừa kế.

     Sau khi giành được độc lập, Việt Nam dần xây dựng một hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh trong đó có các quy định về thừa kế. Với sự phát triển của xã hội, đến nay các quy định về thừa kế đã có ít nhiều sự thay đổi. Hiện nay, trong quá trình giải quyết các vấn đề thừa kế, chúng ta thường phải vận dụng Pháp lệnh thừa kế năm 1990, BLDS năm 1995, BLDS năm 2005, BLDS năm 2015 cũng như một số Nghị quyết của Ủy ban thường vụ quốc hội. Ngoài ra, khi giải quyết các vấn đề về thừa kế, chúng ta còn phải tham khảo nhiều văn bản cũng như thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tối cao.

Khái quát pháp luật về thừa kế

2. Xác định pháp luật để xác định tài sản của người quá cố

     Thừa kế là việc dịch chuyển tài sản của người chết cho chủ thể khác nên câu hỏi đầu tiên cần quan tâm là “tài sản nào thuộc quyền sở hữu của người đã chết”. Theo Điều 612 BLDS năm 2015: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”.

     Tuy nhiên để biết tài sản nào thuộc tài sản của người đã chết là không hề dễ dàng do có sự thay đổi pháp luật. Hiện nay, một phần quan trọng các tranh chấp liên quan đến xác định chính xác di sản của người đã chết chính là xác định một tài sản là tài sản riêng của người đó hay là tài sản chung với người khác trong gia đình (nhất là với vợ hoặc chồng của người đã chết).

     Để biết được một tài sản là tài sản chung hay tài sản riêng của người đã chết với người chồng hay người vợ của họ, chúng ta phải xem xét tài sản đó thuộc về vợ hay chồng hay cả hai vợ chồng ở thời điểm nào. Khi biết được thời điểm tài sản thuộc về người này, chúng ta sẽ đối chiếu với pháp luật về hôn nhân và gia đình có hiệu lực ở thời điểm đó.

3. Xác định pháp luật để xác định người được hưởng di sản

     Thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người chết cho chủ thể khác nên câu hỏi thứ hai cần quan tâm là ai sẽ là người hưởng di sản của người đã chết. Nếu có di chúc hợp pháp thì chúng ta phải xem nội dung của di chúc. Nếu di chúc không hợp pháp, chúng ta phải xác định theo quy định của pháp luật. Về những người có thể hưởng di sản (diện thừa kế), pháp luật đã có sự thay đổi nhất định. Do đó, để biết ai thuộc diện thừa kế chúng ta phải xem xét, sử dụng các văn bản có hiệu lực tại thời điểm người để lại di sản chết.

Khái quát pháp luật về thừa kế

4. Xác định pháp luật điều chỉnh di chúc

     Thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người chết cho chủ thể khác nên câu hỏi thứ ba cần quan tâm là bằng cách nào di sản của người chết chuyển cho chủ thể khác. Có hai hình thức chuyển dịch tài sản là theo pháp luật và theo di chúc. Ở đây chúng ta quan tâm tới pháp luật điều chỉnh di chúc.

     Các quy định về di chúc có nhiều sự thay đổi, việc xác định quy định trong văn bản nào đối với thừa kế rất quan trọng là về điều kiện có hiệu lực của di chúc. Tuy nhiên, hiện nay các văn bản không được rõ ràng nhưng thực tiễn xét xử theo hướng áp dụng quy định có hiệu lực tại thời điểm xác lập di chúc.

     Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

    

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178