Hướng dẫn khai lý lịch người xin vào Đảng năm 2018 - Luật Toàn Quốc
18:10 06/10/2018
Hướng dẫn khai lý lịch người xin vào Đảng năm 2018 - Luật Toàn Quốc, Hướng dẫn 09/HD-BTCTW về Hướng dẫn nghiệp vụ công tác đảng viên
- Hướng dẫn khai lý lịch người xin vào Đảng năm 2018 - Luật Toàn Quốc
- Hướng dẫn khai lý lịch người xin vào Đảng
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
HƯỚNG DẪN KHAI LÝ LỊCH NGƯỜI XIN VÀO ĐẢNG
Câu hỏi của bạn về hướng dẫn khai lý lịch người xin vào Đảng:
Hướng dẫn khai lý lịch người xin vào Đảng năm 2018 như thế nào?
Câu trả lời của Luật sư về hướng dẫn khai lý lịch người xin vào Đảng:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về hướng dẫn khai lý lịch người xin vào Đảng, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về hướng dẫn khai lý lịch người xin vào Đảng như sau:
1. Cơ sở pháp lý về hướng dẫn khai lý lịch người xin vào Đảng:
2. Nội dung tư vấn về hướng dẫn khai lý lịch người xin vào Đảng:
2.1. Điều kiện lý lịch người xin vào Đảng
Căn cứ Điều lệ Đảng:
Xét Tờ trình và Báo cáo của Bộ Chính trị tiếp thu, giải trình ý kiến thảo luận của Trung ương tại Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII,
Điều 1 (Khoản 2): Tuổi đời và trình độ học vấn của người vào Đảng
- Về tuổi đời
- Tại thời điểm chi bộ xét kết nạp, người vào Đảng phải đủ 18 tuổi đến đủ 60 tuổi (tính theo tháng).
- Việc kết nạp vào Đảng những người trên 60 tuổi do cấp ủy trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định
- Về trình độ học vấn
- Người vào Đảng phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.
- Học vấn của người vào Đảng đang sinh sống ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và những trường hợp cụ thể khác do yêu cầu phát triển đảng mà không bảo đảm được quy định chung thì thực hiện theo Hướng dẫn của Ban Bí thư.
2.2. Hướng dẫn khai lý lịch người xin vào Đảng
2.2.1. Yêu cầu về khai lý lịch
Người vào Đảng phải tự khai lý lịch của người xin vào Đảng, không nhờ người khác viết hộ; khai trung thực, đầy đủ, rõ ràng, không tẩy xóa, sửa chữa; không viết cách dòng. [caption id="attachment_127028" align="aligncenter" width="462"] Hướng dẫn khai lý lịch người xin vào Đảng[/caption]
2.2.2. Các nội dung trong lý lịch của người xin vào Đảng
01. Họ và tên đang dùng: Ghi đúng họ, chữ đệm và tên ghi trong giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, bằng chữ in hoa.
02. Nam, nữ: Là nam thì gạch chữ “nữ”, là nữ thì gạch chữ “nam”.
03. Họ và tên khai sinh: Ghi đúng họ, chữ đệm và tên ghi trong giấy khai sinh.
04. Các bí danh: Ghi các bí danh đã dùng (nếu có).
05. Sinh ngày... tháng... năm...: Ghi đúng ngày, tháng, năm sinh ghi trong giấy khai sinh.
06. Nơi sinh: Ghi rõ xã (phường, thị trấn), huyện (quận, thành phố trực thuộc tỉnh), tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương) nơi cấp giấy khai sinh theo tên hiện dùng của hệ thống hành chính Nhà nước.
07. Quê quán: Ghi theo quê quán trong giấy khai sinh (nếu có thay đổi địa danh hành chính thì ghi cả nơi cũ và hiện nay); trường hợp cá biệt có thể ghi theo quê quán của người mẹ hoặc người nuôi dưỡng mình từ nhỏ (nếu không biết rõ bố, mẹ). Ghi địa chỉ như cách ghi ở mục 06.
08. Nơi cư trú:
- Nơi thường trú: Ghi địa chỉ đăng ký thường trú (thôn, xã, huyện, tỉnh, thành phố; số nhà, đường phố, phường, thị xã, quận, thành phố).
- Nơi tạm trú: Bản thân đang tạm trú ở đâu thì ghi địa chỉ nơi tạm trú đó.
09. Dân tộc: Ghi tên dân tộc gốc của bản thân như: Kinh, Thái, Tày, Nùng, Mường... (nếu là con lai người nước ngoài thì ghi rõ quốc tịch, dân tộc của bố, mẹ là người nước ngoài).
10. Tôn giáo: Theo tôn giáo nào thì ghi rõ, nếu không theo tôn giáo nào thì ghi chữ “không”.
11. Nghề nghiệp hiện nay: Ghi rõ công việc chính đang làm theo hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng, phân công, bổ nhiệm...
12. Trình độ hiện nay:
- Giáo dục phổ thông: Ghi rõ đã học xong lớp mấy, hay tốt nghiệp hệ 10 năm, 12 năm, học phổ thông hay bổ túc.
- Giáo dục nghề nghiệp (bao gồm trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề): Ghi theo chứng chỉ, văn bằng đã được cấp.
- Giáo dục đại học và sau đại học (bao gồm trình độ cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ): Ghi theo văn bằng đã được cấp, thuộc chuyên ngành nào, hình thức đào tạo (chính quy, tại chức, chuyên tu, đào tạo từ xa). Nếu có nhiều bằng thì ghi tất cả.
- Học hàm: Ghi chức danh được Nhà nước phong (Giáo sư, Phó giáo sư).
- Lý luận chính trị: Ghi theo chứng chỉ, văn bằng cao nhất đã được cấp như: sơ cấp, trung cấp, cao cấp, cử nhân; học tập trung hay không tập trung.
Đối với những trường hợp đã học lý luận chính trị ở các cơ sở đào tạo ngoài hệ thống trường chính trị của Đảng hoặc đã học chính trị chuyên ngành và sau đại học tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, thì ghi trình độ lý luận chính trị theo giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị được các cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của Ban Bí thư và hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương
- Ngoại ngữ: Ghi theo văn bằng hoặc chứng chỉ đã được cấp
- Tin học: Đối với hệ bồi dưỡng thì ghi theo chứng chỉ, chứng nhận đã được cấp, nếu tốt nghiệp đại học chuyên ngành tin học thì ghi là đại học.
- Tiếng dân tộc thiểu số: Nói được tiếng dân tộc thiểu số nào thì ghi rõ tên dân tộc đó.
13. Ngày và nơi kết nạp vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Ghi rõ ngày, tháng, năm và nơi kết nạp vào Đoàn (chi đoàn, Đoàn cơ sở, huyện, tỉnh hoặc cơ quan Trung ương).
....
Một số bài viết có nội dung tham khảo:
- Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam
- Thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông cho công dân Việt Nam trong nước
Để được tư vấn chi tiết về hướng dẫn khai lý lịch người xin vào Đảng, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật dân sự: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.