Hợp đồng mượn tiền giám đốc được quy định thế nào?
14:05 15/05/2022
Hợp đồng mượn tiền giám đốc được quy định thế nào?, Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay
- Hợp đồng mượn tiền giám đốc được quy định thế nào?
- Hợp đồng mượn tiền giám đốc
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Hợp đồng mượn tiền giám đốc
Câu hỏi của bạn:
Chào luật sư, Tôi có một câu hỏi mong nhận được sự giải đáp. Tôi hiện đang làm việc tại Công ty cổ phần A, tôi và giám đốc công ty chơi rất thân với nhau. Hiện nay do một số công việc cá nhân mà tôi rất cần tiền để sử dụng. Biết được nhu cầu của tôi giám đốc công ty nói sẽ cho tôi vay tiền. Vậy xin Luật sư cho biết khi tôi vay tiền của giám đốc thì có bắt buộc phải lập thành văn bản không và nghĩa vụ của tôi trong hợp đồng được pháp luật quy định thế nào?
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Hợp đồng mượn tiền giám đốc, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về Hợp đồng mượn tiền giám đốc như sau:
Căn cứ pháp lý:
1. Hợp đồng mượn tiền giám đốc được hiểu là gì?
Hiện nay, pháp luật không có quy định nào quy định về khái niệm hợp đồng mượn tiền giám đốc là gì và đây cũng không phải là một thuật ngữ pháp lý. Đây là cách gọi thông thường đối với trường hợp cụ thể khi các bên vay mượn tiền của nhau, đó là giao dịch vay tiền và cho vay tiền giữa một bên là nhân viên công ty và một bên là giám đốc. Vậy pháp luật có quy định về vấn đề này như thế nào?
2. Quy định của pháp luật về hợp đồng mượn tiền giám đốc
Trong câu hỏi của bạn, chúng tôi hiểu rằng hiện nay bạn đang có nhu cầu vay tiền để sử dụng vào các công việc cá nhân. Biết được nhu cầu đó giám đốc công ty nơi bạn đang làm việc hứa sẽ cho bạn vay tiền. Hiện nay bạn đang có thắc mắc là khi vay tiền của giám đốc thì có bắt buộc phải lập thành văn bản không và nghĩa vụ của bạn trong hợp đồng được pháp luật quy định thế nào?.
Điều 463 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng vay tài sản như sau:
Điều 463. Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Theo quy định trên thì hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Điều 119 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về hình thức của giao dịch dân sự như sau:
Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
Như vậy, theo quy định trên thì hình thức của giao dịch dân sự có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng hành vi hoặc bằng văn bản. Do đó đối việc vay tiền giữa bạn và giám đốc công ty thì bạn có thể lựa chọn một trong ba hình thức nêu trên là hình thức của hợp đồng.
Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:
- Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
- Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
- Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
- Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật dân sự;
- Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Bạn có thể tham khảo bài viết sau:
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về hợp đồng mượn tiền giám đốc:
Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về lý lịch tư pháp và phiếu lý lịch tư pháp như: hồ sơ, thủ tục, thẩm quyền, thời hạn xin cấp phiếu lý lịch tư pháp… và những vấn đề có liên quan mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.
Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về lý lịch tư pháp là gì và các vấn đề có liên quan về địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.