Trộm cắp dưới hai triệu có bị TCTNHS hay không?
15:40 27/03/2019
Trộm cắp tài sản là hành vi xấu, bị cấm, người trộm cắp tài sản có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Nhiều người thắc mắc trộm cắp dưới hai triệu có bị TCTNHS hay không, Luật Toàn Quốc sẽ giải đáp vấn đề này ngay sau đây mời bạn đọc theo dõi.
- Trộm cắp dưới hai triệu có bị TCTNHS hay không?
- Trộm cắp dưới hai triệu có bị TCTNHS
- Pháp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Trộm cắp dưới hai triệu có bị TCTNHS
Câu hỏi về trộm cắp dưới hai triệu có bị TCTNHS
Chào luật sư. Lời đầu tiên cho tôi được chúc luật sư và gia đình, cùng toàn thể cộng sự của luật sư sức khỏe, may mắn, hạnh phúc và thành công.
Xin phép luật sư cho tôi hỏi: Hành vi trộm cắp dưới hai triệu có bị TCTNHS hay không?
Câu trả lời về trộm cắp dưới hai triệu có bị TCTNHS
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về trộm cắp dưới hai triệu có bị TCTNHS, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về trộm cắp dưới hai triệu có bị TCTNHS như sau:
Cơ sở pháp lý về trộm cắp dưới hai triệu có bị TCTNHS
Nội dung tư vấn về trộm cắp dưới hai triệu có bị TCTNHS
Trong câu hỏi của bạn, chúng tôi hiểu rằng: “trộm cắp dưới hai triệu có bị TCTNHS”. Với nội dung câu hỏi nêu trên, căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 và các văn bản pháp luật liên quan, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
1. Cấu thành tội phạm của tội trộm cắp tài sản
Tại điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội trộm cắp tài sản như sau:
Điều 173. Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
............................
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì ta có thể hiểu trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác
a. Mặt khách quan
- Hành vi: Hành vi chiếm đoạt tài sản của tội trộm cắp tài sản phải là hành vi lén lút lấy đi tài sản của người khác. Điều đó có nghĩa là, hình thức thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của người phạm tội có khả năng không cho phép chủ tài sản biết có hành vi chiếm đoạt khi hành vi này xảy ra. Đồng thời, lén lút cũng có nghĩa là người phạm tội cố tình che giấu hành vi phạm tội của mình đối với người chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản khi phạm tội. Trong thực tiễn, có một số trường hợp, người phạm tội có ý định trộm cắp tài sản của người khác và đã thực hiện ý định đó.
-
Hậu quả: chỉ cấu thành Tội trộm cắp tài sản nếu thỏa mãn một trong các trường hợp sau:
- Tài sản trộm cắp có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên.
- Tài sản trộm cắp dưới 2 triệu đồng, nhưng thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 điều 173 của Bộ luật hình sự
b. Mặt chủ quan
- Lỗi: Cũng như đối với tội có tính chất chiếm đoạt khác, tội trộm cắp tài sản cũng được thực hiện do cố ý.
- Mục đích của người phạm tội là: mong muốn chiếm đoạt được tài sản. Mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi thực hiện hành vi chiếm đoạt sản.
c. Chủ thể
Đối với tội trộm cắp tài sản, chủ thể của tội phạm cũng tương tự như đối với tội xâm phạm sở hữu khác. Tuy nhiên, người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 138 Bộ luật hình sự, vì khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự là tội phạm ít nghiêm trọng và khoản 2 Điều 138 Bộ luật hình sự là tội phạm nghiêm trọng, mà theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự thì người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
d. Khách thể
Khách thể của tội trộm cắp tài sản cũng tương tự như tội có tính chất chiếm đoạt khác, nhưng tội trộm cắp tài sản không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu
2. Trộm cắp dưới hai triệu có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi nào?
Như đã phân tích ở trên hành vi trộm cắp tài sản của người khác sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi tài sản bị trộm cắp phải có trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên, nếu như giá trị tài sản bị trộm cắp dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây năm:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
- Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
- Tài sản là di vật, cổ vật.
Kết luận, có thể nói tội trộm cắp tài sản là tội có cấu thành vật chất, tội phạm chỉ cấu thành khi người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản và tài sản bị chiếm đoạt phải có giá trị từ hai triệu đồng trở lên, nếu như tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới hai triệu động nhưng thuộc vào một trong các trường hợp được quy định từ điểm a đến điểm đ khoản 1 điều 173 thì người phạm tội vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bài viết tham khảo: