• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

hành vi phá rối trật tự phiên tòa là hành vi vi phạm pháp luật. Người thực hiện hành vi này sẽ tùy từng trường hợp mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính

  • Hành vi phá rối trật tự phiên tòa có bị đi tù không
  • Phá rối trật tự phiên tòa có bị đi tù không
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Phá rối trật tự phiên tòa có bị đi tù không

Câu hi v phá ri trt t phiên tòa có b đi tù không

     Chào luật sư. Lời đầu tiên cho tôi được chúc luật sư và gia đình, cùng toàn thể cộng sự của luật sư sức khỏe, may mắn, hạnh phúc và thành công.

     Xin phép luật sư cho tôi hỏi: Phá rối trật tự phiên tòa có bị đi tù không

Câu tr li v phá ri trt t phiên tòa có b đi tù không

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về phá rối trật tự phiên tòa có bị đi tù không, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về phá rối trật tự phiên tòa có bị đi tù không như sau:

1. Cơ sở pháp lý về phá rối trật tự phiên tòa có bị đi tù không

2. Nội dung tư vấn về phá rối trật tự phiên tòa có bị đi tù không

     Trong câu hỏi của bạn, chúng tôi hiểu rằng: “phá rối trật tự phiên tòa có bị đi tù không”. Với nội dung câu hỏi nêu trên, căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 và các văn bản pháp luật liên quan, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

     Có thể nói tại phiên tòa sẽ là thời điểm để phân sử vụ việc. Do vậy có thể nói theo quy định của pháp luật hiện nay thì việc tổ chức phiên tòa phải bảo đảm các yêu cầu về an ninh, trật tự, sự tôn nghiêm của Tòa án; bảo đảm cho việc xét xử được tiến hành bình đẳng, dân chủ, nghiêm minh, khách quan, đúng pháp luật; góp phần tuyên truyền, giáo dục công dân chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của đời sống xã hội, nâng cao ý thức đấu tranh phòng chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.

     Tuy nhiên trên thực tế hiện nay cho thấy trong quá trình xét xử có nhiều trường hợp là người tham gia tố tụng hoặc người tham gia phiên tòa có những hành vi phá rối phiên tòa. Căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành thì hành vi này tùy từng trường hợp cụ thể mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:

2.1. Phá rối trật tự phiên tòa có thể bị xử phạt vi phạm hành chính

     Tại điểm d khoản 3 điều 5 Nghị định 167/2013 quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính hành vi vi phạm quy định về trật tự công cộng như sau:

Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;

b) Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;

c) Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau;

d) Gây rối trật tự tại phiên tòa, nơi thi hành án hoặc có hành vi khác gây trở ngại cho hoạt động xét xử, thi hành án;

đ) Gây rối trật tự tại nơi tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế;

e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;                

g) Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng để lôi kéo, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;

h) Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức;

i) Tập trung đông người trái pháp luật tại nơi công cộng hoặc các địa điểm, khu vực cấm;

k) Tổ chức, tạo điều kiện cho người khác kết hôn với người nước ngoài trái với thuần phong mỹ tục hoặc trái với quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

l) Viết, phát tán, lưu hành tài liệu có nội dung xuyên tạc bịa đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, cá nhân;

m) Tàng trữ, vận chuyển “đèn trời”.

     Như vậy, hành vi gây rối trật tự phiên tòa có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng [caption id="attachment_157685" align="aligncenter" width="388"]Phá rối trật tự phiên tòa có bị đi tù không Phá rối trật tự phiên tòa có bị đi tù không[/caption]

2.2. Hành vi pháp rối trật tự phiên tòa có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Tại điều 391 của Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội phá rối trật tự phiên tòa, phiên họp như sau:

Điều 391. Tội gây rối trật tự phiên tòa, phiên họp 

1. Người nào tại phiên tòa, phiên họp mà thóa mạ, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của Thẩm phán, Hội thẩm, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác hoặc người tham gia phiên tòa, phiên họp hoặc có hành vi đập phá tài sản, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 178 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Dẫn đến phải dừng phiên tòa, phiên họp;

b) Hành hung Thẩm phán, Hội thẩm, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 134 của Bộ luật này.

     Theo quy định của pháp luật hiện nay ta có thể hiểu gây rối trật tự phiên tòa, phiên họp là hành vi của con người tác động làm thay đổi tính trật tự vốn có của phiên tòa, phiên họp hoặc người tham gia phiên tòa, phiên họp hoặc có hành vi đập phá tài sản hay xúc phạm danh dự của những người tiến hành tố tụng

     Người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Thóa mạ, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của Thẩm phán, Hội thẩm, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác hoặc người tham gia phiên tòa, phiên họp:

     Thóa mạ là thốt ra những lời xúc phạm nặng nề để sỉ nhục người khác, thể hiện qua những lời nói, cử chỉ, hành động đối với Thẩm phán, Hội thẩm, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc người tham gia phiên tòa. Như vậy, dù là lời nói xúc phạm danh dự của ai nhưng diễn ra tại phiên tòa, phiên họp thì đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh này.

  • Hành vi đập phá tài sản: người phạm tội này thực hiện các hành vi như đập phá bàn ghế, đập phá cở sở của Tòa án mà chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản quy định tại Điều 178 BLHS 2015.

     Theo quy định tại điều 391 của Bộ luật hình sự năm 2015 thì người thực hiện hành vi phạm tội có thể sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm. Trong trường hợp phạm tội mà có tình tiết tăng nặng thì có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

     Tóm lại, hành vi phá rối trật tự phiên tòa là hành vi vi phạm pháp luật. Người thực hiện hành vi này sẽ tùy từng trường hợp mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể nếu người phạm tội có hành vi thóa mạ, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của Thẩm phán, Hội thẩm, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác hoặc người tham gia phiên tòa, phiên họp hoặc có hành vi hành vi đập phá tài sản thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu như người thực hiện hành vi pháp rối phiên tòa không thuộc các trường hợp trên thì họ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

     Một số bài viết bạn có thể tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về phá rối trật tự phiên tòa có bị đi tù không, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

     Chuyên viên: An Dương  

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178