• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên và có quyền đại diện con cái tham gia vào các giao dịch vì lợi ích của con

  • Giao dịch liên quan đến tài sản của con chưa thành niên
  • Tài sản của con chưa thành niên
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Tài sản của con chưa thành niên

Câu hỏi của bạn

      Chồng tôi mất năm con gái tôi tròn 2 tuổi và có để lại tài sản cho cháu. Tôi mang bán tài sản đó đi để lấy tiền kinh doanh.

  • Tôi sẽ là người đại diện hay người giám hộ cho con gái?
  • Việc tôi bán tài sản của con cần đáp ứng điều kiện gì?

      Xin cám ơn ạ! Câu trả lời của Luật sư:     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Phòng tư vấn pháp luật qua Email – Luật Toàn Quốc với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: Căn cứ pháp lí:

Nội dung tư vấn về: Tài sản của con chưa thành niên

1. Tài sản của con chưa thành niên

     Theo Điều 75, Luật Hôn nhân và gia đình quy định Quyền có tài sản riêng của con     "Con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và thu nhập hợp pháp khác. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của con cũng là tài sản riêng của con." => Như vậy, đối chiếu với trường hợp của bạn, thì chồng bạn đã chuyển giao quyền sở hữu tài sản của mình cho con gái thông qua thừa kế. Khối tài sản đó lúc này sẽ là tài sản riêng của con chưa thành niên.

2. Cha mẹ là người đại diện hay người giám hộ cho con

     Theo Điều 136, Bộ luật dân sự 2015 quy định đại diện theo pháp luật của cá nhân, tại khoản 1 ghi nhận: "Cha, mẹ đối với con chưa thành niên."      Theo Điều 73, Luật hôn nhân và gia đình quy định đại diện cho con:      "Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp con có người khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật." => Như vậy, bạn sẽ là người đại diện hợp pháp cho con gái của bạn. [caption id="attachment_80194" align="aligncenter" width="394"]Tài sản của con chưa thành niên Tài sản của con chưa thành niên[/caption]

3. Điều kiện để cha mẹ sử dụng tài sản của con chưa thành niên

     Theo quy định pháp luật nêu trên, cha mẹ là đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên. Tại khoản 1 Điều 134 và khoản 2 Điều 141 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:      "Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự."      "Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác."      Tại khoản 1 Điều 77 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự      "Trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con." => Đối chiếu với trường hợp của bạn, thì bạn có quyền định đoạt tài sản riêng của con, có quyền bán tài sản đó đi. Tuy nhiên, để thực hiện được việc định đoạt đó, bạn phải chứng minh được việc bán tài sản đó là vì lợi ích của con với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.  Kết luận: Như vậy, bạn sẽ là đại diện theo pháp luật của con gái bạn.Bạn có quyền định đoạt tài sản riêng của con, tuy nhiên phải chứng minh được việc định đoạt tài sản đó là vì lợi ích của con. Bài viết liên quan:      Để được tư vấn về tài sản của con chưa thành niên, quý khách vui lòng liên hệ tới để được luật sư tư vấn Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178