Giao dịch dân sự với người dưới 18 tuổi có hiệu lực hay không ?
21:54 12/11/2017
Giao dịch dân sự với người dưới 18 tuổi có hiệu lực hay không ?, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về hình thức của giao dịch dân sự như ...
- Giao dịch dân sự với người dưới 18 tuổi có hiệu lực hay không ?
- Giao dịch dân sự với người dưới 18 tuổi
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Giao dịch dân sự với người dưới 18 tuổi có hiệu lực hay không ?
Câu hỏi của bạn:
Xin luật sư cho biết: em có quen một người bạn, sinh ngày 13/12/2000 sau một thời gian quen biết, khoảng 5 hay 6 tháng gì đó, em có cảm tình với người bạn trên, bạn em có hỏi vay tiền em. Ngày 27/12/2016 em có cho người bạn này vay số tiền là 30 triệu, nhưng vì số tiền khá lớn nên em yêu cầu viết giấy vay nợ, kí tên và in dấu vân tay vào giấy vay nợ đó, thời han 12 tháng, không lấy lãi bây giờ em kêu thu xếp trả tiền thì cứ lờ đi và có ý không muốn trả. Em mới nhận ra khi vay người nay chua đủ 18 tuổi. Em muốn hỏi nếu có kiện tụng thì với giấy nợ trên, có đủ cơ sở để đòi tiền hay không. Ngoài ra, trong thời gian quen biết người này còn vay tiền của em mà không ghi giấy tổng cộng cũng khoảng 20 triệu, vậy có thể đòi cả khoản tiền vay này không. Em xin cảm ơn !
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư như sau:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn: Giao dịch dân sự với người dưới 18 tuổi có hiệu lực hay không ?
1. Giao dịch dân sự với người dưới 18 tuổi có hiệu lực hay không ?
Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về giao dịch dân sự do người chưa thành niên xác lập như sau:
"Điều 21. Người chưa thành niên
1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý." [caption id="attachment_60706" align="aligncenter" width="417"] Giao dịch dân sự với người dưới 18 tuổi[/caption]
Theo như câu hỏi của bạn thì bạn có cho một người bạn của mình vay một số tiền là 30.000.000 VNĐ và có viết giấy vay nợ, trên giấy vay nợ đó người vay có ký tên điểm chỉ. Tuy nhiên khi vay tiền thì người đó chưa đủ 18 tuổi, tức là người vay là người chưa thành niên.
Theo quy định tại khoản 4 điều 21 quy định: " Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý."
Như vậy theo quy định trên thì giao dịch dân sự giữa bạn và người bạn kia hoàn toàn có hiệu lực pháp luật bởi giao dịch dân sự giữa bạn và bên kia không phải là giao dịch liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký
2. Giao dịch dân sự với người dưới 18 tuổi như không lập thành văn bản có hiệu lực pháp luật không ?
Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về hình thức của giao dịch dân sự như sau:
"Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó."
Trước hết theo quy định trên ta thấy hình thức của giao dịch dân sự có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hay bằng hành vi cụ thể. Trường hợp giao dịch dân sự giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
Trong câu hỏi của bạn, bạn có cho người bạn đó vay thêm 20.000.000 VNĐ song không lập thành văn bản, tuy nhiên từ điều 463 đến điều 471 BLDS năm 2015 quy định về hợp đồng vay tài sản, ở các quy định đó không một điều khoản nào quy định về việc hợp đồng vay tài sản phải lập thành văn bản cả. Do vậy có thể nói việc bạn cho người bạn kia vay tiền mà không lập thành văn bản vẫn sẽ có hiệu lực pháp luật, song muốn kiện đòi thì bạn sẽ phải chứng minh có sự việc vay tiền trên
Như vậy trong trường hợp của bạn, bạn hoàn toàn có cơ sở để kiện đòi số tiền mà hai lần trên bạn đã cho bạn của mình vay. Tuy nhiên để có thể chắc chắn bạn cần hoàn tất các tài liệu chứng cứ chứng minh có sự việc vay tiền và việc bạn đã yêu cầu song bên kia cố tình không trả nợ. Nếu bạn muốn khởi kiện bạn có thể tiến hành nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp quận (huyện) nơi người đó cư trú.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết sau:
- Phí bảo hiểm cho hợp đồng vay phải trả cho ai?- Luật Toàn Quốc
- Giao dịch dân sự của người chưa thành niên
Để được tư vấn chi tiết về Giao dịch dân sự với người dưới 18 tuổi có hiệu lực hay không ?, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.