• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Như vậy, trong trường hợp của bạn chúng tôi khuyên nên giải quyết theo hướng hai bên tự thỏa thuận, trường hợp bên bị thiệt hại không đồng ý với mức

  • Giải quyết đền bù thiệt hại khi làm hỏng móng nhà người khác
  • Đền bù thiệt hại
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Đền bù thiệt hại khi làm hỏng móng nhà người khác

Câu hỏi của bạn về đền bù thiệt hại khi làm hỏng móng nhà người khác

     Chào luật sư! Xin hỏi luật sư, nhà em làm nhà khi xe múc đến múc móng thì lỡ múc trúng móng nhà người khác. Chỉ múc trúng một lỗ hỏng nhỏ thôi ạ, khoảng cỡ 02 viên tập lô. Nhà em muốn sữa chữa và đền bù nhưng họ không đồng ý, giờ người ta muốn làm căng lên. Nên nhà em muốn ra tòa thì theo luật pháp và tòa án thì nhà em sẽ đền bù khoản bao nhiêu tiền cho nhà bị hư hại ạ? Em xin cảm ơn!

Câu trả lời của luật sư về đền bù thiệt hại khi làm hỏng móng nhà người khác

     Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về đền bù thiệt hại khi làm hỏng móng nhà người khác. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về đền bù thiệt hại khi làm hỏng móng nhà người khác như sau:

1. Căn cứ pháp lý về đền bù thiệt hại khi làm hỏng móng nhà người khác

2. Nội dung tư vấn về đền bù thiệt hại khi làm hỏng móng nhà người khác

     Thiệt hại chung theo quy định của Bộ luật Dân sự bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần. Thiệt hại về vật chất bao gồm: thiệt hại do tài sản bị xâm phạm thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm; thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm.... Trong trường hợp của bạn, nhà bạn đã gây nên thiệt hại về tài sản khiến cho nhà bên cạnh bị hư hỏng móng nhà. Trong trường hợp này chúng tôi xin tư vấn cho bạn cách giải quyết đền bù thiệt hại theo đúng quy định của pháp luật như sau:

   2.1. Xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

     Trước hết, để thực hiện bồi thường, mức bồi thường thì cần phải xem xét đến các thiệt hại theo pháp luật được quyền đòi bồi thường. Điều 589, BLDS 2015 quy định về thiệt hại do tài sản bị xâm phạm dùng làm căn cứ để tiến hành bồi thường như sau:

   

    "1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.   

     2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.

     3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

     4. Thiệt hại khác do luật quy định."

      Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường. [caption id="attachment_149988" align="aligncenter" width="263"]Đền bù thiệt hại khi làm hỏng móng nhà người khác Đền bù thiệt hại khi làm hỏng móng nhà người khác[/caption]

   2.2. Đền bù thiệt hại khi xâm phạm tài sản

     Khi giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cần phải thực hiện đúng nguyên tắc bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 585 BLDS 2015. Cần phải tôn trọng thỏa thuận của các bên về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường, nếu thỏa thuận đó không trái pháp luật, đạo đức xã hội. 

     Căn cứ tại Điều 585, BLDS 2015 quy định về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại như sau:

     

    "Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm."

Như vậy, để giải quyết vấn đề thiệt hại về tài sản thì giải pháp được khuyến nghị thực hiện như sau:

  •  Trước hết, hai bên thỏa thuận với nhau về mức đền bù thiệt hại cũng như hình thức đền bù hợp lý với thiệt hại gây ra. Mức đền bù thiệt hại, cách thức đền bù thiệt hại, phương pháp đền bù...do các bên tự thương lượng.
  • Khi hai bên không thể tự thỏa thuận với nhau về mức và hình thức đền bù thì gửi đơn yêu cầu Tòa án giải quyết trong thời hạn luật định. Kể từ ngày người bị thiệt hại do xâm phạm tài sản biết đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì thời gian khởi kiện là 03 năm. Mức tiền phạt bao nhiêu thì còn phải dựa vào kết quả giám định nguyên nhân gây nên làm hỏng móng nhà là do vi phạm quy định về khảo sát xây dựng; vi phạm quy định về lựa chọn tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đầu tư xây dựng; vi phạm quy định về lập quy hoạch xây dựng;...v...v.

     Kết luận: Như vậy, trong trường hợp của bạn chúng tôi khuyên nên giải quyết theo hướng hai bên tự thỏa thuận, trường hợp bên bị thiệt hại không đồng ý với mức và hình thức đền bù nhưng cũng không có động thái gì cho việc yêu cầu giải quyết bồi thường thì bạn cũng không nên gửi đơn yêu cầu lên tòa. Ngược lại, khi bên bị thiệt hại có những hành vi làm quá sự việc và gửi đơn lên tòa yêu cầu giải quyết thì lúc đó bạn mới thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi theo quyết định/bản án của tòa án cũng như theo quy định của luật định hiện hành.

     Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về Đền bù thiệt hại khi làm hỏng móng nhà người khác , quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật đất đai 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

     Chuyên viên: Vũ Quỳnh  

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178