Giá trị pháp lý của hợp đồng miệng theo quy định của pháp luật
21:35 28/07/2018
Giá trị pháp lý của hợp đồng miệng theo quy định của pháp luật. Do quen biết nên em có nhận sơn nhà cho 1 chủ thầu xây dựng tư nhân với giá 19 triệu đồng...
- Giá trị pháp lý của hợp đồng miệng theo quy định của pháp luật
- Giá trị pháp lý của hợp đồng miệng
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Giá trị pháp lý của hợp đồng miệng
Câu hỏi của bạn:
Chào Luật sư, do quen biết nên em có nhận sơn nhà cho 1 chủ thầu xây dựng tư nhân, với giá 19 triệu đồng bằng hợp đồng miệng, trong thời gian làm 3 tuần. Chủ thầu có cho em tạm ứng 5 triệu và hứa khi xong nhà sẽ giải quyết số tiền còn lại nhưng đến xong thì chủ thầu hẹn em vài ngày giải quyết, nhưng đến nay đã hơn 1 tháng, em gọi điện thoại và nhắn tin thì không trả lời. Nếu giờ em làm đơn kiện có lấy lại được tiền không? Và nộp đơn ở đâu, mong được sự giúp đỡ của luật sư.
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn về giá trị pháp lý của hợp đồng miệng:
1. Hợp đồng miệng có giá trị pháp lý không?
Theo quy định tại Điều 119 Bộ luật dân sự về hình thức giao dịch dân sự, pháp luật công nhận hình thức giao dịch dân sự bằng miệng và bảo vệ giá trị pháp lý của hình thức này, do đó hợp đồng miệng cũng được coi là một dạng hợp đồng được pháp luật bảo vệ.
"1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó."
Như vậy, xét trong trường hợp của bạn, việc bạn và chủ thầu thỏa thuận miệng với nhau về việc sơn nhà được coi là hợp đồng miệng. Hai bên thể hiện rất rõ ý chí của mình qua hợp đồng này vì thứ nhất, ở phía bạn, bạn hoàn toàn tin tưởng về giá trị của hợp đồng do là người quen và chấp nhận thực hiện nghĩa vụ hợp đồng bằng việc sơn xong nhà cho họ; thứ hai, về phía chủ thầu, họ cũng chấp nhận giao kết hợp đồng này vì họ để cho bạn đến sơn nhà cho họ và có ứng trước 5 triệu cho bạn. Điều này càng khẳng định hợp đồng miệng hoàn toàn có giá trị pháp lý và là căn cứ để pháp luật bảo vệ nó. [caption id="attachment_102369" align="aligncenter" width="415"] Giá trị pháp lý của hợp đồng miệng[/caption]
2. Pháp luật dân sự bảo vệ giá trị pháp lý hợp đồng miệng
Hợp đồng hình thành trên cơ sở nền tảng là sự thỏa thuận của các bên nhằm xác định quyền và nghĩa vụ của mình, do đó khi có tranh chấp xảy ra thì thứ tự ưu tiên đầu tiên cho việc giải quyết đó là các bên ngồi lại thỏa thuận. Xong trong trường hợp đôi bên không thể thỏa thuận được có thể gửi đơn kiện ra Tòa yêu cầu Tòa giải quyết tranh chấp.
Theo khoản 3 Điều 26 và điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự quy định Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng dân sự. Do đó, bạn có thể gửi đơn lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú để được giải quyết.
Khi ra Tòa, bạn sẽ là bên nguyên đơn và phải có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để chứng minh yêu cầu của mình là hợp pháp và có căn cứ. Chứng cứ có thể là lời nói được thu âm hoặc có người làm chứng... Điều 6 Bộ luật tố tụng dân sự quy định về cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự như sau:
"1. Đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ thu thập, cung cấp chứng cứ, chứng minh như đương sự.
2. Tòa án có trách nhiệm hỗ trợ đương sự trong việc thu thập chứng cứ và chỉ tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ trong những trường hợp do Bộ luật này quy định."
Tuy nhiên, do thỏa thuận bằng lời nói nên bạn sẽ rất khó chứng minh là đã có thỏa thuận đó cũng như các nội dung của thỏa thuận nếu chủ đầu tư phủ nhận. Nếu bạn không có chứng cứ chứng minh giao dịch dân sự giữa hai bên thì không thể yêu cầu Tòa án giải quyết.
3. Những lưu ý khi giao kết hợp đồng miệng
Nếu hợp đồng được thỏa thuận bằng miệng, trong quá trình thực hiện hợp đồng phải chú ý lưu giữ chứng cứ, cụ thể là các bằng chứng, giấy tờ khác chứng minh có giao dịch dân sự giữa hai bên như thư từ trao đổi giữa hai bên, biên bản giao nhận hàng hóa, dịch vụ hoặc giao nhận tiền, băng ghi âm các cuộc điện thoại trao đổi giữa hai bên khi phát sinh tranh chấp… hay nhờ người chứng kiến để họ làm chứng sau này nếu có tranh chấp, nhằm đảm bảo giá trị pháp lý của hợp đồng miệng và an toàn cho các bên khi giao kết.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
- Hợp đồng miệng không được trả lương thì giải quyết thế nào?
- thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng thử việc bằng miệng
Để được tư vấn chi tiết về giá trị pháp lý của hợp đồng miệng theo quy định của pháp luật quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.