Được coi là vợ chồng hợp pháp mà không cần đăng ký kết hôn?
20:05 17/09/2019
Vợ chồng được coi là hợp pháp mà không cần đăng ký kết hôn, những trường hợp sẽ được coi là Vợ chồng được coi là hợp pháp mà không cần đăng ký kết hôn ...

Được coi là vợ chồng hợp pháp mà không cần đăng ký kết hôn?
không cần đăng ký kết hôn
Hỏi đáp luật hôn nhân
19006500
Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Được coi là vợ chồng hợp pháp mà không cần đăng ký kết hôn
Câu hỏi của khách hàng:
Cha và mẹ tôi không đăng ký kết hôn, ở với nhau sinh hai chị em tôi và chia tay nhau đã hơn 30 năm. Mẹ tôi không kết hôn với ai khác. Vậy cha tôi có được coi là chồng hợp pháp của mẹ tôi không? Mẹ tôi có được xem là bà mẹ đơn thân hay không? Và cha tôi chỉ là cha của chị em tôi còn không bất kì liên quan nào? Xin Luật sư tư vấn giúp tôi , xin cảm ơn.
Kiến thức của luật sư :
- Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014
- Luật Hộ Tịch năm 2014
- Nghị định số 123/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành hộ tịch
Nội dung tư vấn :
-
Đăng ký kết hôn là gì và vì sao phải đăng ký kết hôn
Hôn nhân là sự kết hợp của các cá nhân ở nhiều mặt như tình cảm, xã hội … nhằm đạt được mục đích tạo lập gia đình , duy trì nòi giống. Với xã hội, hôn nhân được đánh dấu bằng những sự kiện như lễ cưới, đám hỏi, … Còn với pháp luật, Sự kiện để đánh dấu chính thức là kết hôn và đăng ký kết hôn là thủ tục pháp lý đánh dấu sự kiện đó. Qua đây ta có thể hiểu :
“ Đăng ký kết hôn là sự kiện pháp lý đánh dấu sự hình thành hôn nhân của hai vợ chồng trước pháp luật. Khi đăng ký kết hôn, mối ràng buộc về mặt pháp lý giữa vợ và chồng sẽ được hình thành. Do đó để đảm bảo quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng; tương lai là của cha mẹ và con cái nên việc đăng ký kết hôn là vô cùng quan trọng. Đăng ký kết hôn là việc nhờ pháp luật bảo vệ những quyền và nghĩa vụ đó.” Theo Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:

-
Vợ chồng được coi là hợp pháp mà không cần đăng ký kết hôn
Dù biết rằng đăng ký kết hôn là việc rất quan trọng, vì nó đánh dấu mối quan hệ giữa vợ và chồng. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có nhiều cặp vợ chồng không đăng ký kết hôn. Vậy khi nào thì Vợ chồng được coi là hợp pháp mà không cần đăng ký kết hôn?
Khoản 2 Điều 44 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành hộ tịch có những quy định cụ thể như sau :
“2. Đối với trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03 tháng 01 năm 1987 mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích và tạo điều kiện để đăng ký kết hôn. Quan hệ hôn nhân được công nhận kể từ ngày các bên xác lập quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng. Thẩm quyền, thủ tục đăng ký kết hôn được thực hiện theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Luật Hộ tịch.”
Theo điều khoản trên, trong trường hợp nếu nam, nữ sống chung với nhau như vợ chồng trước ngày 03 tháng 01 năm 1987 mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích và tạo điều kiện để đăng ký kết hôn và quan hệ hôn nhân được công nhận kể từ ngày các bên xác lập quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng. Do đó, vợ và chồng sống với nhau trước ngày 03 tháng 01 năm 1987 mà không đăng ký kết hôn thì vẫn được coi là vợ chồng hợp hợp pháp . Đây là trường trường hợp Vợ chồng được coi là hợp pháp mà không cần đăng ký kết hôn. Còn những cặp vợ chồng không đăng ký kết hôn mà sống với nhau sau ngày 03 tháng 1 năm 1987 thì không phải là trường hợp Vợ chồng được coi là hợp pháp mà không cần đăng ký kết hôn.
Trong trường hợp của bạn, cha và mẹ đã sinh ra hai bạn và chia tay hơn 30 năm và mẹ không đi thêm bước nữa có thể phân tích như sau :
- Trường hợp 1, trong trường hợp cha mẹ dù chưa đăng ký kết hôn nhưng thời điểm sống chung và sinh ra hai con là thời điểm trước ngày 03 tháng 1 năm 1987, mẹ không đi bước nữa và cha cũng vậy thì cha mẹ bạn vẫn là Vợ chồng được coi là hợp pháp mà không cần đăng ký kết hôn.
- Trường hợp 2, trong trường hợp cha mẹ dù chưa đăng ký kết hôn , thời điểm sống chung và sinh ra hai con là thời điểm sau ngày 03 tháng 1 năm 1987, mẹ không đi bước nữa nhưng cha đã lập gia đình (lập gia đình với người khác trước ngày 03 tháng 1 năm 1987 dù không đăng ký kết hôn hoặc đã đăng kí kết hôn ) thì cha mẹ bạn không phải là vợ chồng hợp pháp.
- Trường hợp 3, trong trường hợp cha mẹ bạn dù chưa đăng ký kết hôn nhưng thời điểm chung sống và sinh ra hai con là thời điểm sau ngày 03 tháng 1 năm 1987 thì cha mẹ bạn không phải là vợ chồng hợp pháp.
-
Mối quan hệ của mẹ, cha và các con
Trong trường hợp của bạn có thể phân tích theo hai trường hợp sau :
- Trường hợp 1, cha mẹ bạn là Vợ chồng được coi là hợp pháp mà không cần đăng ký kết hôn thì các quyền và nghĩa vụ của cha bạn với mẹ và các bạn vẫn theo quy định của pháp luật. Cha mẹ bạn vẫn có quyền và nghĩa vụ là vợ chồng. Cha bạn và các bạn vẫn có quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con cái. Những quyền và nghĩa vụ đó được quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Mẹ bạn không phải là bà mẹ đơn thân.
- Trường hợp 2, cha mẹ bạn không phải là Vợ chồng được coi là hợp pháp mà không cần đăng ký kết hôn thì Cha và mẹ bạn sẽ không có quyền và nghĩa vụ liên quan đến nhau. Cha bạn sẽ có những quyền và nghĩa vụ đối với các con (nếu có giấy tờ chứng minh). Những quyền và nghĩa vụ đó được quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Mẹ bạn được coi là bà mẹ đơn thân.
Bạn có thể tham khảo thêm ở những bài viết sau :
Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi cung cấp nêu trên đã giải đáp được những thắc mắc của quý khách hàng. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 1900 6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: [email protected].
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách.
Trân trọng /./.
Liên kết tham khảo:
- Thủ tục li dị cần những giấy tờ gì
- Thủ tục ly hôn theo luật ly hôn 2016
- Thủ tục thuận tình ly hôn
- Tải mẫu đơn thuận tình ly hôn hướng dẫn kê khai
- Tư vấn tâm lý hôn nhân và gia đình
- Tải mẫu đơn thuận tình ly hôn hướng dẫn kê khai
- Hướng dẫn kê khai mẫu xin ly hôn
- Quy định luật Hôn nhân và gia đình mới nhất 2016