Định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên theo quy định của pháp luật hiện hành
23:02 02/12/2018
Định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên...quyền định đoạt của cha mẹ và người giám hộ...định đoạt tài sản...phân chia tài sản...
- Định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên theo quy định của pháp luật hiện hành
- Định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
ĐỊNH ĐOẠT TÀI SẢN RIÊNG CỦA CON CHƯA THÀNH NIÊN
Câu hỏi của bạn về định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên
Chào Luật sư, tôi muốn hỏi một vấn đề như sau: tôi có 2 đứa con, đứa A 9 tuổi, đứa B 16 tuổi. Bố mẹ tôi ( tức ông bà nội của bọn trẻ ) qua đời có để lại di chúc cho 2 con tôi một quyền sử dụng đất 100m2. Tuy nhiên gần đây con trai nhỏ của tôi bị ốm khá nặng, cần nhiều tiền chạy chữa. Vậy tôi muốn chuyển nhượng quyền sử dụng 100m2 đất trên để lấy tiền chữa bệnh cho con trai nhỏ thì có được không? Tôi xin cảm ơn.
Câu trả lời của Luật sư về định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên như sau:
1. Cơ sở pháp lý về định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên
2. Nội dung tư vấn về định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên
Trong tình huống này, sở hữu mảnh đất 100m2 của hai cháu nhà bạn là sở hữu chung theo phần quy định tại Điều 209 Bộ Luật Dân sự 2015:
Điều 209. Sở hữu chung theo phần
1. Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung.
2. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.".
Trong sở hữu chung theo phần, mỗi đồng chủ sở hữu biết trước được tỷ lệ phần quyền của mình đối với khối tài sản chung. Phần quyền đó có thể bằng nhau hoặc không bằng nhau. Như tình huống bạn nêu trên không có sự thỏa thuận nên có thể cho rằng quyền của 2 cháu A và D đối với mảnh đất là 50:50. [caption id="attachment_131037" align="aligncenter" width="398"] Định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên[/caption]
Đối với tình huống này sẽ 2 trường hợp xảy ra:
2.1. Cha mẹ được quyền quản lý tài sản riêng của con
Khoản 1 Điều 77 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:
" 1. Trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con ".
Trong trường hợp này, bạn được quyền quản lý tài sản riêng của con và muốn dùng tài sản đó vì lợi ích của con ( để chữa bệnh ) thì bạn có quyền định đoạt đối với tài sản đó
Nếu cháu B đồng ý cho bạn chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Nếu cháu B không đồng ý thì bạn phải yêu cầu chia tài sản để lấy phần tài sản của A và chỉ có thể chuyển nhượng phần quyền sử dụng đất của A. Việc chuyển nhượng phải xem xét nguyện vọng của cháu A.
2.2. Cha mẹ không được quyền quản lý tài sản riêng của con
Nếu bạn thuộc vào trường hợp không được quyền quản lý tài sản riêng của con theo quy định tại điều khoản 3, khoản 4 Điều 76 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
" 3. Cha mẹ không quản lý tài sản riêng của con trong trường hợp con đang được người khác giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự; người tặng cho tài sản hoặc để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho người con đã chỉ định người khác quản lý tài sản đó hoặc trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
4. Trong trường hợp cha mẹ đang quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự mà con được giao cho người khác giám hộ thì tài sản riêng của con được giao lại cho người giám hộ quản lý theo quy định của Bộ luật dân sự."
thì bạn không được chuyển nhượng mà bạn phải yêu cầu người quản lý tài sản đó thực hiện yêu cầu phân chia tài sản để lấy phần tài sản của cháu A.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 77 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014:
" 1. Trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.".
Quyền quản lý của cha mẹ hoặc người giám hộ luôn đi liền với quyền định đoạt. Trong Luật Hôn nhân và Gia đình, quyền cũng đồng thời là nghĩa vụ. Do đó thì khi bạn yêu cầu người giám hộ quản lý tài sản riêng của con mình thì người đó phải có nghĩa vụ yêu cầu phân chia tài sản của con bạn.
Bài viết tham khảo
- Quyền nuôi con sau ly hôn được quy định như thế nào?
- Phân chia tài sản và quyền nuôi con khi ly hôn theo pháp luật hiện hành
Để được tư vấn chi tiết về định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên , quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.