• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Điều kiện và thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam theo Luật quốc tịch Việt Nam. Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn...

  • Điều kiện và thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam theo Luật quốc tịch Việt Nam
  • nhập quốc tịch việt nam
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC NHẬP QUỐC TỊCH VIỆT NAM

Kiến thức của bạn:

     Điều kiện và thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam theo Luật quốc tịch Việt Nam.

Kiến thức của Luật sư:

     Chào bạn! Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: 

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn về điều kiện và thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam

1. Điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam

     Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật quốc tịch Việt Nam, cụ thể:

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;
  • Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam;

     Biết tiếng Việt đủ để hòa nhập vào cộng đồng Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam được đánh giá trên cơ sở khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt với công dân Việt Nam trong cuộc sống, phù hợp với môi trường sống và làm việc của người đó.

  • Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;

     Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải là người đang thường trú tại Việt Nam và được cơ quan công an có thẩm quyền của Việt Nam cấp thẻ thường trú. Thời gian thường trú tại Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam được tính từ ngày người đó được cấp thẻ thường trú.

  • Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.

     Khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam được chứng minh bằng tài sản, nguồn thu nhập hợp pháp của người đó hoặc sự bảo lãnh của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam. [caption id="attachment_57029" align="aligncenter" width="357"]nhập quốc tịch việt nam Điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam[/caption]

2. Trường hợp đặc biệt khi nhập quốc tịch Việt Nam

     Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những trường hợp sau:

  • Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
  • Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

     Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam phải là người được tặng thưởng Huân chương, Huy chương, danh hiệu cao quý khác của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam xác nhận về công lao đặc biệt đó.

  • Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

     Người mà việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải là người có tài năng trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật, thể thao, được cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng nhận và cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận việc nhập quốc tịch của họ sẽ đóng góp cho sự phát triển trong các lĩnh vực nói trên của Việt Nam.

     Ngoài ra, những trường hợp trên còn được miễn các điều kiện khi nhập quốc tịch Việt Nam về: khả năng biết tiếng Việt, điều kiện thường trú ở Việt Nam và khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam (khoản 2 Điều 19 Luật quốc tịch Việt Nam).

3. Thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam

     Bước 1: Người nước ngoài xin nhập quốc tịch Việt Nam nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú.

     Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam gồm có các giấy tờ sau đây:

  • Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam;
  • Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;
  • Bản khai lý lịch;
  • Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;
  • Giấy tờ chứng minh trình độ Tiếng Việt;
  • Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam;
  • Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam.

     Bước 2: Xem xét hồ sơ hợp lệ, trình cơ quan có thẩm quyền

  • Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị cơ quan Công an cấp tỉnh xác minh về nhân thân của người xin nhập quốc tịch Việt Nam.
  • Sở Tư pháp phải tiến hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam.
  • Khi nhận được kết quả xác minh của cơ quan Công an, Sở Tư pháp có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
  • Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, kết luận và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp.
  • Bộ Tư pháp kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì gửi thông báo bằng văn bản cho người xin nhập quốc tịch Việt Nam để làm thủ tục xin thôi quốc tịch nước ngoài (trừ trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài hoặc là người không quốc tịch).
  • Khi nhận được giấy cho thôi quốc tịch nước ngoài của người xin nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

     Bước 3: Trả kết quả

     Trong vòng 115 ngày làm việc kể từ ngày Sở Tư pháp nhận hồ sơ hợp lệ thì người xin nhập quốc tịch Việt Nam sẽ được nhận kết quả.

     Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

     Để được tư vấn về lĩnh vực dân sự, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178