Điều kiện tuyên bố chết trong Bộ luật dân sự 2015
15:26 22/12/2017
Điều kiện tuyên bố chết trong Bộ luật dân sự 2015: phải đáp ứng một trong bốn trường hợp sau: Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án
- Điều kiện tuyên bố chết trong Bộ luật dân sự 2015
- Điều kiện tuyên bố chết trong Bộ luật dân sự 2015
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
ĐIỀU KIỆN TUYÊN BỐ CHẾT TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015
Kiến thức của bạn:
Điều kiện tuyên bố chết trong Bộ luật dân sự 2015
Kiến thức của Luật sư:
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Tuyên bố chết là sự thừa nhận của Tòa án về cái chết đối với một cá nhân khi cá nhân đó đã biệt tích trong thời hạn theo quy định của pháp luật trên cơ sở có đơn yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan.
1. Điều kiện tuyên bố chết trong bộ luật dân sự 2015
Nhằm duy trì trật tự các quan hệ pháp luật hoặc chấm dứt một số quan hệ pháp luật mà người tham gia vắng mặt quá lâu ngày, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích của các chủ thể có liên quan, Điều 81 Bộ luật dân sự (BLDS) 2005 quy định việc tuyên bố một người là đã chết như sau:
“1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây:
a) Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
b) Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
d) Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.”
Như vậy, theo quy định trên thì để tuyên bố một cá nhân chết phải đáp ứng một trong bốn trường hợp sau:
- Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là con sống;
- Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
- Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
- Biệt tịch 05 liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống. Thời hạn này được tính theo quy định tuyên bố mất tích.
2. Hậu quả pháp lý của quyết định tuyên bố một người đã chết
Theo quy định tại Điều 72 Bộ Luật Dân sự 2015:
"Điều 72. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết
- Khi quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật thì quan hệ về hôn nhân, gia đình và các quan hệ nhân thân khác của người đó được giải quyết như đối với người đã chết.
- Quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết được giải quyết như đối với người đã chết; tài sản của người đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế."
Hậu quả pháp lý của quyết định tuyên bố một người là đã chết như sau:
- Tư cách chủ thể của người bị ra quyết định tuyên bố chết là đã chết chấm dứt hoàn toàn. Tức là, tính từ thời điểm quyết định của Tòa án có hiệu lực thì cá nhân đó không thể tham gia vào bất cứ quan hệ dân sự nào với tư cách là một chủ thể của quan hệ đó.
- Về quan hệ nhân thân: quan hệ về hôn nhân gia đình của người đó đối với vợ, chồng đương nhiên chấm dứt. Các quan hệ nhân thân cũng sẽ chấm dứt khi người đó bị tuyên bố là đã chết. Và người đó sẽ được khai tử theo trình tự và thủ tục của pháp luật.
- Về quan hệ tài sản: được giải quyết như đối với người đã chết, tài sản của người bị tuyên bố là đã chết được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế. Tức là khi quyết định tuyên bố chết của Tòa án đối với một người có hiệu lực pháp luật thì thời điểm đó cũng là thời điểm mở thừa kế. Đồng thời đó cũng là thời điểm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của người thừa kế.
Tuy nhiên, theo Điều 83 của BLDS 2015 thì trong trường hợp người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể ra quyết định hủy bỏ hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết.
Bạn có thể tham khảo bài viết sau:
- Thủ tục hủy quyết định tuyên bố chết và hệ quả pháp lý theo quy định mới nhất
- Tuyên bố một người là đã chết theo quy định pháp luật
Để được tư vấn chi tiết về Điều kiện tuyên bố chết trong Bộ luật dân sự 2015, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.