Điều kiên có hiệu lực của Thỏa ước lao động tập thể
11:30 11/06/2019
Theo Điều 71 Bộ luật Lao động 2012, thỏa ước lao động tập thể là văn bản thỏa thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều
- Điều kiên có hiệu lực của Thỏa ước lao động tập thể
- thỏa ước lao động tập thể
- Hỏi đáp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ- ĐIỀU KIỆN ĐỂ CÓ HIỆU LỰC
Câu hỏi của bạn:
Điều kiện có hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể?
Câu trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Toàn Quốc.Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn:
Theo Điều 71 Bộ luật Lao động 201 quy định về thỏa ước lao động tập thể như sau:
Điều 73. Thỏa ước lao động tập thể
1. Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể. Thỏa ước lao động tập thể gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành và hình thức thỏa ước lao động tập thể khác do Chính phủ quy định.
2. Nội dung thoả ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật và phải có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.
Như vậy ta có thể hiểu thỏa ước lao động tập thể là văn bản thỏa thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể. thỏa ước lao động tập thể gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành và hình thức thỏa ước lao động tập thể khác do Chính phủ quy định.
Thứ nhất, Thỏa ước lao động không được vô hiệu
Bộ luật Lao động tuy không quy định các điều kiện để thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực nhưng điều 78 quy định thỏa ước lao động tập thể vô hiệu:
“1. Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu từng phần khi một hoặc một số nội dung trong thỏa ước trái pháp luật.
Các trường hợp thỏa ước lao động tập thể:
a) Có toàn bộ nội dung trái pháp luật;
b) Người ký kết không đúng thẩm quyền;
c) Việc ký kết không đúng quy trình thương lượng tập thể.”
Vậy để thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực thì thỏa ước lao động tập thể thứ nhất phải có nội dung không được trái với quy định của pháp luật và phải có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.
Thứ hai người ký kết, thương lượng thỏa ước lao động tập thể phải đúng thẩm quyền Theo Khoản 1 Điều 69 BLLĐ 2012 quy định đại diện thương lượng tập thể:
“a) Bên tập thể lao động trong thương lượng tập thể phạm vi doanh nghiệp là tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở; thương lượng tập thể phạm vi ngành là đại diện Ban chấp hành công đoàn ngành;
b) Bên người sử dụng lao động trong thương lượng tập thể phạm vi doanh nghiệp là người sử dụng lao động hoặc người đại diện cho người sử dụng lao động; thương lượng tập thể phạm vi ngành là đại diện của tổ chức đại diện người sử dụng lao động ngành”
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 74 BLLĐ 2012 về chủ thể kí kết thỏa ước:
“1. Thỏa ước lao động tập thể được ký kết giữa đại diện tập thể lao động với người sử dụng lao động hoặc đại diện người sử dụng lao động”.
Và thỏa ước lao động tập thể chỉ được kí kết khi thỏa mãn các điều kiện tại Khoản 2 Điều này. Do vậy một thỏa ước lao động tập thể không được kí kết bởi chủ thể có thẩm quyền sẽ bị coi là vô hiệu.
Thứ ba, việc ký kết thỏa ước lao động tập thể đúng quy trình thương lượng tập thể. Quá trình thương lượng được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Hai bên đưa ra yêu cầu và nội dung cần thương lượng
Hai bên đưa ra yêu cầu và nội dung sát với thực tế doanh nghiệp, trên tinh thần khách quan cùng có lợi, tránh đưa ra những yêu cầu có tính chất yêu sách đòi hỏi hoặc áp đặt. Làm như vậy sẽ cản trở quá trình thương lượng và khó đi đến thỏa thuận.
Bước 2: Hai bên tiến hành thương lượng trên cơ sở xem xét các yêu cầu và nội dung của mỗi bên
Trong quá trình thương lượng hai bên phải thông báo cho nhau những thông tin liên quan đến thỏa ước, phải có biên bản ghi rõ những điều khoản hai bên đã thỏa thuận và những điều khoản chưa thỏa thuận được.
Bước 3: Mỗi bên tổ chức lấy ý kiến phía mình đại diện về dự thảo thỏa ước
Khi dự thảo thỏa ước tập thể đã được xây dựng hai bên phải tổ chức lấy ý kiến của tập thể lao động trong doanh nghiệp và của phía người sử dụng lao động. Trong quá trình lấy ý kiến để hoàn thiện thỏa ước hai bên có thể tham khảo ý kiến của cơ quan lao động, Công đoàn cấp trên..
Bước 4: Các bên hoàn thiện lần cuối dự thảo thỏa ước trên cơ sở đã lấy ý kiến của tập thể lao động doanh nghiệp và cơ quan hữu quan để tiến hành ký kết khi có trên 50% số người của tập thể lao động trong doanh nghiệp tán thành nội dung của thỏa ước.
Thỏa ước lao động tập thể được ví như một “Bộ Luật Lao động con” tại mỗi doanh nghiệp. Một bản thỏa ước lao động tập thểcó chất lượng sẽ là công cụ quan trọng trong việc đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ và giải quyết mối các quan hệ lao động trong doanh nghiệp.
Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn trên sẽ giúp khách hàng giải quyết vấn đề của mình. Mọi thắc mắc hay cần tư vấn về pháp luật hãy kết nối với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 24/7 19006500 hoặc bạn có thể gửi qua hòm thư điện tử [email protected] để được Luật sư tư vấn miễn phí qua Email.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách!
Trân trọng./.
Tham khảo bài viết tại:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................