Di chúc vô hiệu khi nào theo quy định pháp luật
09:46 29/01/2018
Di chúc vô hiệu khi nào theo quy định pháp luật. Gia đình tôi gồm ba mẹ và 4 anh em, (ba, anh lớn đã mất) nay chỉ còn tôi và 2 em gái. Vì tham lam...
- Di chúc vô hiệu khi nào theo quy định pháp luật
- di chúc vô hiệu khi nào
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
DI CHÚC VÔ HIỆU KHI NÀO?
Câu hỏi của bạn:
Kính chào Quý Luật sư.Tôi nay đã 62 tuổi, có vài vấn đề về thừa kế, di chúc xin được TOAN QUOC LAWFIRM tư vấn giúp tôi như sau: Gia đình tôi gồm ba mẹ và 4 anh em, (ba, anh lớn đã mất) nay chỉ còn tôi và 2 em gái. Vì tham lam, ích kỷ mà em gái út tôi đã nhiều lần xúi giục, ép mẹ tôi làm di chúc để lại tài sản của cải cho riêng mình. Nhiều lần mẹ tôi từ chối và có lần tôi ghi âm được lời mẹ tôi nói. Thế mà không hiểu sao mà mẹ tôi đã làm di chúc để lại tất cả tài sản, của cải cho em út tôi. Vậy tôi xin được hỏi là đoạn ghi âm đó có thể làm chứng cứ để vô hiệu hóa tờ di chúc đó sau này không? Vấn đề thứ 2 là căn nhà do ba mẹ tôi đứng tên sở hữu và của cải, tài sản trong nhà cũng do ba mẹ tôi tạo nên. Tôi biết lúc còn sống ba tôi không hề lập di chúc gì cả. Vậy sau khi mẹ tôi mất thì căn nhà và của cải để lại lúc bán đi tôi và em gái kế có được hưởng phần của ba tôi không, nếu di chúc mẹ tôi có hiệu lực, hợp pháp. Vấn đề thứ 3 là làm sao để vô hiệu hóa tờ di chúc của mẹ tôi và chi phí có tốn kém nhiều không? Xin kính chào và cảm ơn!
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật dân sự năm 2015
- Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên
Nội dung tư vấn về di chúc vô hiệu khi nào
1. Di chúc vô hiệu khi nào?
Hiện nay vấn đề liên quan đến hiệu lực của di chúc và các quyền, nghĩa vụ phát sinh khi thừa kế đang được quy định tại Bộ luật dân sự. Theo đó, để xem xét di chúc vô hiệu khi nào, ta chỉ cần xem xét về điều kiện có hiệu lực của di chúc, nếu di chúc không hợp pháp thì sẽ không thể tuân thủ theo nội dung ghi nhận trong di chúc được. Khoản 1 Điều 630 BLDS quy định di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
- Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
Theo như thông tin bạn cung cấp thì em gái bạn đã nhiều lần xúi giục, ép mẹ bạn làm di chúc để lại tài sản của cải cho mình em bạn. Nhiều lần mẹ bạn từ chối và có lần bạn ghi âm được lời mẹ bạn nói nhưng hiện này vẫn có bản di chúc với nội dung mẹ bạn để lại tất cả tài sản, của cải cho em bạn. Bạn thắc mắc liệu mình có thể sử dụng đoạn ghi âm làm chứng cứ để vô hiệu di chúc được không? Căn cứ vào quy định mà chúng tôi đã nêu ở trên, bạn cần chứng minh mẹ bạn trong khi lập di chúc minh mẫn, sáng suốt, không bị cưỡng ép. Việc mẹ bạn từ chối không lập di chúc định đoạt tài sản cho em bạn mà bạn ghi âm được chưa phải là một tài liệu có sức thuyết phục cao, bởi lẽ mẹ bạn hoàn toàn có quyền định đoạt đối với tài sản thuộc sở hữu của mình, có thể mẹ bạn chỉ nói với bạn như thế nhưng trong suy nghĩ lại hoàn toàn khác biệt. Hiện mẹ bạn vẫn là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, chưa bị Tòa án tuyên hạn chế về bất cứ vấn đề gì nên bạn cần có những cách xử lý khác hiệu quả hơn.
Bạn có thể tham khảo Điều 640 BLDS quy định về sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc như sau:
“1. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào. 2. Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật. 3. Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ.”
Mặc dù mẹ bạn đã lập di chúc rồi nhưng mẹ bạn vẫn đang còn sống, lúc này di chúc chưa có hiệu lực pháp luật. Bạn hoàn toàn có thể đưa ra ý kiến cho mẹ mình xem xét sửa đổi nội dung di chúc hoặc hủy bỏ di chúc cũ để lập di chúc mới thì vấn đề sẽ được giải quyết một cách triệt để. Để đảm bảo hiệu lực tốt nhất cho di chúc, mẹ bạn nên ra Văn phòng công chứng hoặc Phòng công chứng để lập di chúc, khi đó di chúc sẽ được công chứng. Chi phí khi mẹ bạn công chứng di chúc sẽ phát sinh 2 loại gồm: thù lao cho công chứng viên hoặc tổ chức hành nghề công chứng và phí công chứng. Phí công chứng được quy định cụ thể theo từng lĩnh vực tại Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC, mức thu khi công chứng di chúc là 50.000 đồng/trường hợp. Còn thù lao cho công chứng viên hoặc tổ chức hành nghề công chứng được quy định khác nhau đối với từng tỉnh, nhưng mức thù lao không được vượt quá mức quy định do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đó ban hành, vì bạn không cung cấp thông tin địa chỉ của mình nên chúng tôi không thể tư vấn cụ thể hơn. [caption id="attachment_72458" align="aligncenter" width="426"] Di chúc vô hiệu khi nào[/caption]
2. Chia di sản khi có di chúc
Trường hợp đặt ra khi di chúc hiện tại mẹ bạn lập có hiệu lực pháp luật, khi này việc phân chia tài sản sẽ tuân thủ theo nội dung di chúc, trừ một số trường hợp khác theo pháp luật quy định. Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.
Ba mẹ bạn có một căn nhà do ba mẹ đứng tên sở hữu và của cải, tài sản trong nhà cũng do ba mẹ bạn tạo nên. Theo như bạn biết thì ba bạn mất không để lại di chúc, gia đình cũng chưa làm thủ tục phân chia di sản gì cả. Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì căn nhà được xem xét là tài sản chung của vợ chồng, theo nguyên tắc phân chia thì ba và mẹ bạn mỗi người sẽ có quyền sở hữu đối với ½ giá trị tài sản chung. Ba bạn mất không để lại di chúc thì phần tài sản thuộc quyền sở hữu của ba bạn sẽ được phân chia theo quy định pháp luật, theo hàng thừa kế. Hàng thừa kế thứ nhất của ba bạn gồm: bố mẹ của ba bạn, mẹ bạn và 4 anh em bạn.
- Đối với bố mẹ của ba bạn, nếu chết trước ba bạn thì sẽ không được hưởng phần di sản này, nếu chết sau ba bạn thì vẫn được hưởng phần di sản, khi đó những người thuộc diện thừa kế của 2 người này sẽ được hưởng thay.
- Đối với anh lớn nhà bạn, nếu anh bạn chết trước hoặc cùng thời điểm với ba bạn thì con của anh trai bạn sẽ được hưởng phần di sản này (Điều 652 BLDS về thừa kế thế vị). Nếu anh bạn chết sau ba bạn thì những người thuộc diện hưởng di sản của anh bạn gồm: mẹ bạn và vợ anh trai bạn, con anh trai bạn sẽ được hưởng thay.
Như vậy có thể thấy mẹ bạn sẽ không có toàn quyền quyết định đối với những tài sản chung của ba mẹ bạn. Nếu như di chúc mẹ bạn có phần định đoạt cả phần tài sản của ba bạn thì di chúc có thể bị vô hiệu một phần. Khi đó, bạn và em gái mình hoàn toàn có quyền yêu cầu phân chia phần di sản mà ba bạn để lại.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
- Phân chia di sản thừa kế theo di chúc như thế nào khi có người chết trước người để lại thừa kế
- Phí chứng thực văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế là bao nhiêu?
Để được tư vấn chi tiết về di chúc vô hiệu khi nào, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.