• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Di chúc có thể được lập thành văn bản hoặc di chúc miệng..di chúc lập thành văn bản có thể được công chứng hoặc chứng thực hoặc không..

  • Di chúc có cần công chứng không 2020
  • Di chúc có cần công chứng không
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Di chúc có cần công chứng không 

Câu hỏi của bạn về Di chúc có cần công chứng không 

Xin chào Luật sư, hiện tôi đang tìm hiểu về việc lập di chúc, vậy Luật sư có thể vui lòng giải đáp giúp tôi: di chúc có cần bắt buộc phải công chứng hay không theo quy định pháp luật năm 2020? Nhiều người nói với tôi rằng phải lập di chúc có công chứng thì di chúc đó mới có hiệu lực pháp luật. Xin chân thành cảm ơn Luật sư đã tư vấn

Câu trả lời của Luật sư về Di chúc có cần công chứng không 

Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Di chúc có cần công chứng không cho chúng tôi, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về Di chúc có cần công chứng không như sau:

1. Căn cứ pháp lý về Di chúc có cần công chứng không 

2. Nội dung tư vấn về Di chúc có cần công chứng không 

Di chúc là những ý nguyện của người có tài sản để lại trước khi mất. Bộ Luật Dân sự 2015 à bộ luật vẫn đang có hiệu lực thi hành, quy định có nhiều hình thức lập di chúc. Mỗi loại hình di chúc sẽ kèm theo các điều kiện khác nhau. Với nội dung câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

2.1. Điều kiện của cá nhân lập di chúc và hình thức của di chúc

2.2.1. Điều kiện của cá nhân lập di chúc
Bộ luật Dân sự 2015 quy định cá nhân là chủ thể duy nhất được lập di chúc. Khi cá nhân đáp ứng các điều kiện luật định sau đây sẽ đảm bảo việc lập di chúc là đúng luật, các điều kiện bao gồm:
Điều 625. Người lập di chúc 1. Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình. 2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
=> Như vậy, đối với người thành niên khi đáp ứng đủ các điều kiện về di chúc hợp pháp tại điều 630 (chủ thể, nội dung, hình thức của di chúc); còn lại, đối với trường hợp người lập di chúc chưa thành niên thì luật hạn chế việc lập di chúc chỉ dành cho người từ đủ 15 tuổi tới chưa đủ 18 tuổi và phải được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý
2.1.2. Hình thức của di chúc
Căn cứ quy định tại điều 627 Bộ luật Dân sự 2015, di chúc có thể được lập dưới hình thức sau:
Điều 627. Hình thức của di chúc Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
=> Như vậy, di chúc phải được lập thành văn bản; chỉ trong trường hợp không thể lập di chúc bằng văn bản thì mới có thể lập di chúc miệng. Các hình thức thể hiện của di chúc bằng văn bản theo Điều 628 bao gồm:
  • Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
  • Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
  • Di chúc bằng văn bản có công chứng.
  • Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
Như vậy, với quy định nêu trên, di chúc lập thành văn bản có thể bao gồm nhiều loại khác nhau. Không nhất thiết, di chúc lập thành văn bản phải được công chứng mới có giá trị. [caption id="attachment_184345" align="aligncenter" width="504"] Di chúc có cần công chứng không[/caption]

2.2. Di chúc lập thành văn bản có giá trị pháp lý khi nào?

Bộ luật Dân sự 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của Di chúc như sau:
Điều 630. Di chúc hợp pháp 1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép; b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật. 2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc. 3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực. 4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này. (...)/symple_box] Căn cứ khoản 1, khoản 3 nêu trên, di chúc lập thành văn bản có giá trị pháp lý khi:
  • Di chúc lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực;
  • Di chúc lập thành văn bản không có công chứng chứng thực khi đảm bảo các điều kiện:
    • Về chủ thể: Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép
    • Về Nội dung: Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
Kết luận: Theo quy định nêu trên, di chúc lập thành văn bản không nhất thiết phải có công chứng thì mới có hiệu lực. Mà khi di chúc lập thành văn bản mà không có công chứng, chứng thực thì chỉ cần đáp ứng các điều kiện về chủ thể và nội dung tại điều 630 nêu trên sẽ được coi là di chúc hợp pháp. Bài viết tham khảo:      Để được tư vấn chi tiết về Di chúc có cần công chứng không 2020, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Chuyên viên: Nguyễn Thái  

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178